Đột quỵ là bệnh nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị nhanh chóng. Cách để phòng ngừa biến chứng nặng và ngăn chặn đột quỵ xảy ra là kiểm soát sớm những bệnh lý nguy cơ và trang bị kiến thức để xử lý khi đột quỵ xảy ra. Dưới đây là những cách để chẩn đoán và đánh giá cơn đột quỵ giúp ngăn chặn và phòng ngừa sớm bệnh.
Bạn đang đọc: Các biện pháp chẩn đoán và đánh giá cơn đột quỵ
1. Khái quát những thông tin cần biết về đột quỵ
Bệnh đột quỵ có thể xảy ra khi dòng máu đến não bộ bị nghẽn hoặc gián đoạn dẫn tới chèn ép hoặc vỡ. Những tế bào não có thể chết bởi thiếu oxy dẫn tới tổn thương cho não.
Đột quỵ được chia thành nhồi máu não và xuất huyết não, trong đó đột quỵ xuất huyết não có thể khiến máu chảy và rò rỉ thoát ra khỏi lòng mạch tràn vào não bộ. Đôt quỵ tắc mạch não thường bởi mạch đưa máu đến não bị thu hẹp hoặc nghẽn cứng do máu đông.
– Tắc nghẽn động mạch bởi chất béo, cholesterol và chất tích tụ ở thành mạch máu, chúng có thể cứng dần theo thời gian tạo thành mảng khiến mạch mạch tắc nghẽn.
– Cục máu đông: Máu đông hình thành trong mạch máu não gây đột quỵ hoặc bởi cục máu đông hình thành từ nơi khác và di chuyển đến não.
Cục máu đông có thể hình thành từ não hoặc từ cơ quan khác di chuyển đến
Những triệu chứng của bệnh tương tự như đột quỵ nhưng xảy ra ngắn và có thể hồi phục được gọi là đột quỵ não thoáng qua. Bệnh có thể phục hồi nhưng cảnh báo nguy cơ đột quỵ nguy hiểm lần sau. Những triệu chứng của đột quỵ thường xảy đến đột ngột mà không có dấu hiệu báo trước nào:
– Đau đầu dữ dội
– Cơ mặt bị liệt, yếu, cánh tay hoặc chân bị liệt một hoặc cả hai bên
– Lơ mơ và khó nói hoặc không hiểu lời người khác nói
– Thị lực một bên mắt yếu hoặc cả hai mắt mờ nhòe
– Chóng mặt, cơ thể ngã quỵ hoặc mất thăng bằng.
2. Phương pháp để chẩn đoán và điều trị bệnh đột quỵ cần biết
2.1 Các biện pháp chẩn đoán sớm và đánh giá cơn đột quỵ
Chụp cắt lớp vi tính não(hay chụp CT não)
Chụp cắt lớp vi tính não có thể giúp quan sát hình ảnh toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đồng thời chẩn đoán đột quỵ cả dạng xuất huyết và tắc mạch não. Chụp CT có dựng hình có thể phát hiện và mô tả tình trạng đột quỵ sau đó tiêm thuốc cản quang để đánh giá và quan sát mạch máu tổn thương ở não.
Đồng thời, phương pháp này cũng hỗ trợ quan sát lưu lượng mạch máu ở não.
Chụp MRI não
Chụp MRI hay sử dụng từ trường, xung điện và máy tính để tạo hình ảnh chi tiết của những cơ quan, mô và xương với cấu trúc của hầu hết cơ quan trong cơ thể. Chụp MRI có thể đánh giá mức độ thương tổn của não bởi đột quỵ, từ đó chẩn đoán chính xác vị trí, loại đột quỵ, nguyên nhân đột quỵ và loại trừ những bệnh lý khác.
Xét nghiệm máu theo chỉ định
Chỉ định xét nghiệm máu trong chẩn đoán đột quỵ có thể bao gồm: tổng phân tích tế bào máu, sinh hóa, đông máu… Từ đó đánh giá tình trạng đột quỵ và cung cấp thông tin trước khi điều trị.
Tìm hiểu thêm: Khám tim mạch là khám những gì? Cần lưu ý điều gì?
Có thể đánh giá tình trạng đột quỵ và cung cấp thông tin trước khi điều trị qua xét nghiệm máu
Bên cạnh đó, những chỉ số sinh hóa(cholesterol, triglyceride, glucose máu…) có thể giúp xác định nguyên nhân dẫn tới đông máu và nghẽn mạch.
Điện tâm đồ(ECG, EKG)
Phương pháp này có thể ghi lại những tín hiệu điện khi chúng đi qua tim từ đó xác định bệnh lý ở tim có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ.
Siêu âm Doppler động mạch cảnh
Phương pháp này sử dụng sóng âm tần số để tạo hình ảnh bên trong cơ thể và từ đó giúp kiểm tra độ hẹp hay tắc mạch cảnh.
Đồng thời tạo hình ảnh chi tiết của mạch máu và thông tin về lưu lượng dòng máu lên não.
Chụp mạch máu não
Đây là một xét nghiệm thực hiện thông qua X quang, CT hoặc MRI não hay chất cản quang với một số trường hợp để tạo ra hình ảnh mạch máu chính ở não. Qua đó phát hiện bất thường và cục máu đông hay hẹp động mạch.
2.2 Các biện pháp chẩn đoán sớm và đánh giá cơn đột quỵ đem lại hiệu quả điều trị như thế nào?
Đột quỵ là tình trạng cấp cứu y tế và cần điều trị kịp thời, nhanh chóng để giảm biến chứng và tăng tỉ lệ sống. Phương pháp để điều trị bệnh sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương não và loại đột quỵ.
>>>>>Xem thêm: 7 biến chứng suy tim thường gặp và cách phòng tránh
Đột quỵ là tình trạng cấp cứu y tế và cần điều trị kịp thời, nhanh chóng để giảm biến chứng và tăng tỉ lệ sống.
Thông thường sẽ tập trung vào việc khôi phục lưu lượng máu bởi đột quỵ tắc mạch máu não và kiểm soát lượng máu não hay giảm dòng chảy đột quỵ bởi xuất huyết ở não. Nếu nguyên nhân đến từ cục máu đông thì người bệnh sẽ dùng thuốc tan huyết khối để làm tan cục máu đông giúp mạch máu lưu thông.
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật điều chẩn đoán và điều trị đột quỵ, trong đó những phương pháp điều trị bệnh có thể kể đến bao gồm:
– Phẫu thuật hút máu rò rỉ vào não, sửa lại mạch máu vỡ
– Điều trị can thiệp nội mạch để cải thiện lưu lượng máu ở động mạch và tĩnh mạch não
– Có thể được chỉ định uống các loại thuốc làm tan huyết khối
– Dùng những dụng cụ cơ học chuyên biệt để lấy huyết khối
– Cuộn dây kim loại hàn gắn động mạch não vỡ.
Sau khi đột quỵ xảy ra, người bệnh cần điều trị phục hồi chức năng và khắc phục biến chứng của bệnh. Do đó các phương pháp chẩn đoán và đánh giá cơn đột quỵ đóng vai trò rất quan trọng trong sàng lọc và định hướng phương pháp điều trị cho từng trường hợp bệnh. Người bệnh lưu ý nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có thiết bị và máy móc y tế công nghệ cao để có thể phản ánh chính xác tình trạng não bộ từ đó có hướng điều trị hiệu quả.
Đồng thời, để ngăn chặn đột quỵ hình thành và xuất hiện, mỗi người cũng nên nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh đột quỵ. Bạn có thể chủ động tìm hiểu các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và tính mạng cho bản thân và người thân của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.