Chúng ta cần tìm hiểu và nắm được các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả để có thể nhanh chóng ngăn chặn sự lây lan và điều trị dứt điểm bệnh lý này. Cùng đọc bài viết bên dưới đây của Thu Cúc TCI để tìm hiểu chi tiết các biện pháp phòng và chữa bệnh nhé.
Bạn đang đọc: Các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
1. Tổng quan về bệnh giang mai? Khái niệm và nguyên nhân gây bệnh là gì?
1.1. Bệnh lý giang mai nghĩa là gì?
Giang mai, hay còn được gọi là bệnh Syphilis, là một loại bệnh có khả năng lây truyền khi con người có quan hệ tình dục. Bệnh lý này xuất hiện do sự tấn công của vi khuẩn xoắn có tên khoa học là Treponema pallidum. Loại vi khuẩn xoắn này có khả năng xâm nhập vào cơ thể thông qua các tổn thương trên da: vết xước, vết loét,…Khi người bình thường có tiếp xúc tình dục hoặc dính phải dịch tiết của người mang bệnh, bệnh sẽ lây lan và trải qua 3 giai đoạn ủ bệnh cho tới phát bệnh.
Không chỉ có khả năng lây quan qua con đường tình dục, bệnh giang mai còn có thể lây nhiễm từ mẹ sang thai nhi thông qua quá trình mang bầu và dây rốn. Theo đó, giang mai xuất hiện và gây ảnh hưởng tới phái nữ nhiều hơn nam giới. Nếu không có biện pháp phát hiện và điều trị sớm, thì giang mai sẽ gây ra những biến chứng cho đa cơ quan trong cơ thể, thậm chí lâu dài sẽ có khả năng dẫn tới tử vong.
Giang mai, hay còn được gọi là bệnh Syphilis, là một loại bệnh có khả năng lây truyền khi con người có quan hệ tình dục
1.2. Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh lý giang mai là gì?
Theo các chuyên gia nghiên cứu, giang mai được tìm thấy đầu tiên vào năm 1905. Lúc này, các nhà khoa học đã mô tả loại vi khuẩn này dưới dạng một hình lò xo, có chứa 6 đến 14 vòng xoắn vào nhau. Mặc dù chúng có sức đề kháng yếu, và có khả năng chết nhanh chóng, tuy nhiên chúng lại dễ dàng lây lan qua các con đường sau:
1.2.1. Lây từ việc quan hệ tình dục không đảm bảo độ an toàn
Có thể nói, việc quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn là con đường lây nhiễm các loại bệnh lý tình dục nhanh nhất. Lúc này, vi khuẩn giang mai sẽ có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và gây bệnh thông qua việc tiếp xúc của các cơ quan sinh dục: miệng, âm đạo, vùng hậu môn,…
1.2.2. Lây bệnh giang mai thông qua quá trình mang bầu
Lúc này, khi mẹ bầu đã mắc bệnh giang mai, thì sẽ xảy ra nguy cơ cao thai nhi trong bụng cũng nhiễm bệnh. Quá trình nhiễm bệnh này thường xảy ra từ tháng thứ 4 mang bầu trở đi. Loại vi khuẩn xoắn giang mai sẽ truyền qua đường dây rốn hoặc sẽ lây truyền qua đường âm đạo trong quá trình mẹ vượt cạn. Theo đó, bệnh lý giang mai nếu thai nhi mắc phải cũng sẽ gây ra những biến chứng sức khỏe nguy hiểm như: gây cho trẻ chậm phát triển, trí tuệ kém hơn trẻ bình thường, thậm chí là có khả năng tử vong.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn đầu
Khi mẹ bầu đã mắc bệnh giang mai, thì sẽ xảy ra nguy cơ cao thai nhi trong bụng cũng nhiễm bệnh
1.2.3. Bệnh giang mai có khả năng lây lan qua con đường máu
Cũng thông qua việc tiếp xúc trực tiếp, nếu người bình thường có dính máu của người mang bệnh tại các khu vực bị trầy xước, có vết loét, vết thương hở,…thì cũng sẽ có khả năng mang bệnh cao.
1.2.4. Giang mai có thể lây lan qua việc tiếp xúc bên ngoài da
Vi khuẩn của người mang bệnh sẽ xâm nhập, tấn công vào bên trong cơ thể thông qua việc tiếp xúc da, dịch tiết trực tiếp,…Đặc biệt là nếu người mắc bệnh đang ở trong giai đoạn ủ bệnh và lây lan bệnh nhanh chóng. Nếu như người mắc bệnh đang ở giai đoạn cuối cùng thì đa số sẽ không có khả năng lây lan bệnh sang cho người khác.
2. Phương pháp nào điều trị bệnh lý giang mai hiệu quả?
2.1. Biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả là quan hệ tình dục lành mạnh
Quan hệ tình dục an toàn là biện pháp làm giảm tối đa việc lây lan các loại bệnh lý tình dục. Một số hình thức quan hệ tình dục dễ có khả năng mắc bệnh và lây bệnh đó là: quan hệ với nhiều bạn tình, phụ nữ làm nghề mại dâm, quan hệ nhưng không sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su, quan hệ tình dục bằng miệng,…
Do đó, biện pháp phòng tránh mắc phải bệnh giang mai đó chính là cần xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, an toàn, tôn trọng hôn nhân chung thủy, một vợ một chồng. Ngoài ra, nên sử dụng bao cao su khi phát sinh quan hệ tình dục bởi đây được coi như một hàng rào bảo vệ con người khỏi sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus lây lan qua con đường tình dục.
2.2. Chú ý chăm sóc vùng kín, vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc vệ sinh khu vực vùng kín cẩn thận cũng giúp bạn bảo vệ sức khỏe cũng như phòng tránh khả năng mắc các loại bệnh lý tình dục nguy hiểm. Bên cạnh đó, chú ý không nên sử dụng chung các loại đồ đạc cá nhân có khả năng lây bệnh như: bàn chải đánh răng, khăn mặt, đồ lót,…
>>>>>Xem thêm: Top 4 thực phẩm phòng ung thư bàng quang
Xây dựng lối sống tình dục lành mạnh, an toàn, tôn trọng hôn nhân chung thủy, một vợ một chồng
2.3. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ cũng là biện pháp phòng tránh bệnh giang mai
Theo đó, chúng ta cần chủ động đi thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng cho tới 1 năm 1 lần. Điều này sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và tư vấn cho bạn những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả (nếu có). Không chỉ vậy, giang mai còn là một loại bệnh có khả năng lây truyền từ mẹ sang thai nhi qua quá trình mang bầu. Do đó, khi đi thăm khám sức khỏe thường xuyên kết hợp khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho chị em phụ nữ cách điều trị khỏi bệnh để tránh lây lan sang cho em bé.
2.4. Chú trọng bảo vệ, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch
Một cơ thể có đề kháng khỏe mạnh sẽ giúp cơ thể chống chọi lại được sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus. Do đó, chúng ta cần chủ động xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, kết hợp giữa chế độ ăn uống với việc tập thể dục thể thao hàng ngày.
2.5. Điều trị giang mai sớm để tránh khả năng lây lan bệnh
Theo đó, giang mai là một loại bệnh có thời gian ủ bệnh và lây lan, làm ảnh hưởng xấu tới các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, nếu như bạn đã bị mắc bệnh giang mai, thì cần được điều trị bệnh sớm nhất có thể. Bên cạnh đó, nếu như mắc bệnh thì cần chủ động khuyên đối tác quan hệ của mình cũng nên đi thăm khám để sớm phát hiện ra bệnh (nếu có).
Trong thời gian điều trị bệnh, cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, đồng thời không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác. Ngoài ra, cần chăm sóc, giữ gìn vệ sinh tại khu vực các vết loét, săng giang mai để tránh lây lan rộng ra khắp cơ thể.
Trên đây là những thông tin hữu ích về việc điều trị bệnh lý giang mai. Để tìm hiểu thêm các thông tin khác hay cần đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, bạn vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.