Bạn đang cần tìm thông tin về các bước tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay? Bạn thắc mắc không biết có bao nhiêu bước trong quy trình sàng lọc ung thư? Vậy thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây, tất cả những điều bạn cần đều ở trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Các bước tầm soát ung thư đại trực tràng chi tiết
1. Tầm soát ung thư đại trực tràng là gì?
Tầm soát ung thư đại trực tràng là việc làm dự phòng, bảo vệ sức khỏe khỏi sự tấn công của tác nhân ung thư đường tiêu hóa. Bởi ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, thường tiến triển một cách âm thầm. Các triệu chứng ban đầu hầu như không xuất hiện rõ ràng, nếu có thì sẽ ở dạng gây nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Điều này khiến cho người bệnh dễ chủ quan, xem nhẹ và tạo điều kiện cho ung thư tiến triển sang giai đoạn nặng hơn. Đa số các trường hợp phát hiện ung thư đều ở giai đoạn 3 và 4 là do nguyên nhân trên.
Do đó, tầm soát ung thư đại trực tràng từ 1-2 lần/năm sẽ giúp:
– Phát hiện sớm nguy cơ mắc ung thư: di truyền, các bệnh lý mãn tính dễ dẫn tới ung thư, các khối u bất thường với kích thước rất nhỏ,…
– Có biện pháp xử trí, ngăn chặn kịp thời và điều trị khỏi bệnh lên tới 98%.
– Ngăn chặn biến chứng xảy ra trong tương lai.
– Tiết kiệm thời gian và công sức điều trị bệnh hơn rất nhiều so với giai đoạn cuối.
– Bổ sung kiến thức chăm sóc sức khỏe bản thân đúng cách. Bỏ hoặc hạn chế các thói quen là nguyên nhân dẫn tới ung thư.
Tầm soát ung thư đại trực tràng cần được thực hiện định kỳ hàng năm
2. Các bước tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay
Với những người mới đi sàng lọc lần đầu thì chắc chắn sẽ thắc mắc các bước tầm soát ung thư đại trực tràng diễn ra như thế nào. Dưới đây là lần lượt các bước thực hiện trong quy trình sàng lọc ung thư đại trực tràng:
2.1. Khám ban đầu, tư vấn
Sau khi đăng ký, làm thủ tục khám ở quầy lễ tân xong, bạn sẽ bắt đầu thăm khám với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa. Ở bước khám này, bạn hãy nêu ra những triệu chứng, vấn đề gặp phải trong 2-3 tháng qua (nếu có). Đây là thông tin cần thiết để bác sĩ biết được sức khỏe của bạn đang ở tình trạng như nào.
Sau đó, bác sĩ khai thác thêm một vài thông tin xung quanh khác và cần bạn cung cấp trung thực:
– Trong gia đình từng có bố, mẹ, anh/chị/em hay họ hàng từng mắc ung thư đại trực tràng hay chưa?
– Bản thân có đang mắc bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa không?
– Đã từng hoặc đang sử dụng thuốc gì không?
– Thói quen ăn uống ra sao?
Những câu trả lời của bạn sẽ là căn cứ để bác sĩ chỉ định thực hiện các bước sàng lọc tiếp theo.
2.2. Thực hiện xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là một trong các bước tầm soát ung thư đại trực tràng quan trọng. Với chất chỉ điểm ung thư là CEA, bác sĩ sẽ dựa vào kết quả nồng độ để nghi ngờ. Ở người khỏe mạnh, nồng độ CEA duy trì trong khoảng 0-5ng/ml.
Nếu kết quả nồng độ CEA vượt ngưỡng 5ng/ml sẽ là cảnh báo ung thư đại trực tràng. Độ nhạy lâm sàng của CEA trong sàng lọc ung thư đại trực tràng là 50%, còn độ đặc hiệu là 90%. Do đó, CEA được đánh giá là chất chỉ điểm “vàng” trong chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, bạn sẽ cần thực hiện xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân. Do sự xuất hiện tình trạng tăng sinh mạch nhiều ở ung thư đại trực tràng nên các mạch máu dễ tổn thương khi có phân đi qua. Ngoài ra, đây có thể là cảnh báo của viêm loét ở đường ruột. Vì vậy, phương pháp này góp phần vào quá trình sàng lọc hiệu quả hơn.
Xét nghiệm máu nhằm tìm ra chất chỉ điểm khối u
2.3. Siêu âm ổ bụng tổng quát
Sau khi làm xét nghiệm xong, bạn tiếp tục thực hiện siêu âm ổ bụng tổng quát. Bước khám này nhằm mục đích phát hiện những tổn thương ở các tạng trong ổ bụng.
Ưu điểm của siêu âm là:
– Thực hiện nhanh chóng, không đau.
– Độ an toàn cao.
– Hỗ trợ chẩn đoán cuối cùng thêm chính xác.
2.4. Nội soi đại trực tràng
Nội soi có vai trò quan trọng nhất trong các bước tầm soát ung thư đại trực tràng hiện nay. Phương pháp này giúp quan sát toàn bộ đại tràng và trực tràng thông qua ống nội soi có gắn camera. Hình ảnh thu được phát song song trên màn hình máy tính bên ngoài, giúp bác sĩ khảo sát khu vực dễ dàng. Khi có nghi ngờ ở khu vực khảo sát, bác sĩ sẽ tiến hành lấy sinh thiết bệnh phẩm. Điều này giúp phân tích tăng độ chính xác cho kết luận cuối cùng.
Nội soi ngày nay có ưu điểm không đau – không khó chịu. Thời gian nội soi diễn ra tựa như một giấc ngủ ngắn, hoàn toàn thoải mái. Bạn sẽ không phải lo lắng bởi từng bước nhỏ đều được hướng dẫn tận tình. Hình ảnh thu được từ nội soi vô cùng sắc nét, dễ nhận thấy vị trí tổn thương và mức độ tổn thương.
Tìm hiểu thêm: Khớp cắn sâu là như thế nào? Niềng răng khớp cắn sâu là gì?
Nội soi hỗ trợ rất lớn trong chẩn đoán sớm ung thư đại trực tràng
3. Lưu ý khi đi tầm soát ung thư đại trực tràng
Một vài lưu ý cho người lần đầu đi tầm soát ung thư đại trực tràng bao gồm:
– Tham khảo thật kỹ quá trình sàng lọc để không bị bỡ ngỡ.
– Cung cấp đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe của bản thân, tiểu sử sức khỏe gia đình.
– Giữ tâm lý thoải mái trong suốt quá trình thăm khám.
– Không ăn ít nhất từ 6-8 tiếng trước khi nội soi. Không uống các đồ uống có gas, đồ uống có cồn.
– Nên đi cùng với người thân để được hỗ trợ những lúc cần thiết.
– Tìm hiểu, lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Hiện nay có rất nhiều cơ sở khám mà bạn có thể tìm đến. Tuy nhiên, hãy tham khảo trước ý kiến từ người có kinh nghiệm để lựa chọn đúng. Ở thủ đô Hà Nội, Thu Cúc TCI là điểm đến chăm sóc sức khỏe của nhiều người. Bạn có mong muốn tầm soát ung thư đại trực tràng có thể lựa chọn khám trọn gói tại đây. Với sự đầu tư thiết bị máy móc và quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, Thu Cúc TCI hứa hẹn mang tới trải nghiệm tuyệt vời và hài lòng.
>>>>>Xem thêm: Cấy ghép răng implant có đau không?
Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi tiến hành nội soi
Trên đây là thông tin về các bước tầm soát ung thư đại trực tràng. Hy vọng trong lần thăm khám sắp tới bạn không còn bỡ ngỡ và nhiều lo lắng nữa rồi nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.