Thống kê của các nhà nghiên cứu vào năm 2020 cho biết, mỗi năm tại Việt Nam có tới 26.262 người mắc ung thư phổi, trong đó có tới hơn 23.000 người không qua khỏi. Đây là một con số đáng báo động với tỉ lệ người được chữa khỏi chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tầm soát ung thư phổi hiện đang là cách hữu hiệu nhất để có thể giúp phát hiện sớm căn bệnh trên. Qua bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về các bước tầm soát ung thư phổi.
Bạn đang đọc: Các bước tầm soát ung thư phổi và những vấn đề cần biết
1. Ung thư phổi – Căn bệnh đáng sợ và nguy hiểm
Ung thư phổi là sự sinh sản và phát triển mất kiểm soát của các tế bào bất thường xuất hiện bên trong phổi, thường là những tế bào lót ống dẫn khí. Những tế bào bất thường này phát triển đến một mức nào đó sẽ hình thành nên các khối u, gây cản trở chức năng làm việc của phổi. Căn bệnh này có thể di căn đến các bộ phận khác như các tuyến hạch quanh khí quản, xương, gan hay thậm chí là não.
Ung thư phổi thường không có dấu hiệu nhận biết ở những giai đoạn đầu nên rất khó để phát hiện bệnh. Do đó, tầm soát ung thư phổi là cách hữu hiệu nhất giúp chẩn đoán và sàng lọc căn bệnh trên.
2. Tầm soát ung thư phổi quan trọng như thế nào?
Ung thư phổi đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người, nó không chỉ ảnh hưởng tới cuộc sống của người mắc, mà còn gây nên sự thâm hụt về kinh tế. Con số đáng buồn mà các nhà nghiên cứu đã chỉ ra được rằng trong 10 người phát hiện ung thư phổi thì chỉ có 1-2 người sống sót sau 5 năm.
Việc chẩn đoán và phát hiện bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị ung thư phổi. 90% người bệnh phát hiện ung thư phổi sớm được điều trị hiệu quả, con số này sẽ giảm dần khi bệnh được phát hiện càng muộn. Do đó, hãy tầm soát ung thư phổi sớm nhất có thể nhằm hiểu rõ tình trạng cơ thể cũng như phát hiện sớm mầm bệnh nếu có.
Tầm soát ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện, giúp tiết kiệm và thời gian điều trị bệnh
3. Các bước tầm soát ung thư phổi trong quy trình sàng lọc căn bệnh trên
3.1. Các bước tầm soát ung thư phổi được áp dụng phổ biến hiện nay
Có 5 bước tầm soát ung thư phổi được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm:
Khám lâm sàng
Đây là bước bắt buộc trong quy trình tầm soát ung thư phổi. Tại đây, bác sĩ sẽ thực hiện một số thăm khám bên ngoài như nghe tim phổi bằng dụng cụ chuyên dụng, hay hỏi một số câu hỏi liên quan đến tiền sử bệnh, các triệu chứng xuất hiện nếu có,…
Khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có cái nhìn bao quát về tình trạng hiện tại của người khám, từ đó đưa ra những chỉ định tiếp theo.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu nhằm tìm ra các chỉ số chỉ điểm ung thư phổi bao gồm SCC, CEA, Cyfra 21-1, Pro-GRP, NSE. Khi người khám mắc ung thư phổi, những chỉ số này có thể tăng cao trong cơ thể người bệnh.
Tuy nhiên, xét nghiệm máu không thể chắc chắn người khám có bị mắc ung thư phổi hay không bởi trong một số trường hợp, người bệnh mắc ung thư phổi nhưng những chỉ số này không tăng. Ngoài ra, có trường hợp người bệnh nhân kết quả dương tính giả khi các chỉ số này tăng nhưng không phải do ung thư phổi mà do một số nguyên nhân khác.
Chẩn đoán hình ảnh
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp các bác sĩ đánh giá được tình hình bên trong phổi của người khám. Một số phương pháp thường được áp dụng trong tầm soát ung thư phổi bao gồm chụp X-quang phổi và chụp cắt lớp CT.
Những phương pháp này sẽ cho ra hình ảnh bên trong phổi của người khám từ đó các bác sĩ có thể dễ dàng đánh giá mức độ tổn thương của phổi và xác định được vị trí, kích thước của khối u nếu có.
Sinh thiết
Nếu phát hiện khối u bên trong phổi của người khám, bác sĩ sẽ đánh giá và thực hiện sinh thiết. Sinh thiết là phương pháp lấy mẫu tế bào từ khối u, sau đó phân tích để cho ra kết quả. Phương pháp này có thể chẩn đoán được đây là khối u lành tính hay ác tính.
Đọc kết quả
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước trên, bác sĩ sẽ tiến hành đọc kết quả. Tại bước thăm khám này, người khám cần chú ý lắng nghe ngay cả khi cơ thể không có biểu hiện gì bất thường hay xuất hiện tình trạng không như mong đợi.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp bệnh tình dục phổ biến và triệu chứng thường gặp
Chụp X-quang phổi giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng tổn thương bên trong phổi của người khám
3.2. Có được thiếu bước nào trong các bước tầm soát ung thư phổi hay không?
Tầm soát ung thư phổi không phải đơn giản, nó đòi hỏi sự chính xác và sự tỉ mỉ trong từng bước thăm khám. Do đó, không thể thiếu bất cứ một bước thăm khám nào trong những bước đã chỉ ở trên.
Ngoài ra, mỗi bước thăm khám trong tầm soát ung thư phổi sẽ bổ trợ cho nhau trong việc chẩn đoán để đưa ra kết quả. Ví dụ xét nghiệm máu chỉ giúp hỗ trợ sàng lọc ung thư phổi chứ không chẩn đoán chính xác được căn bệnh trên. Hay như chẩn đoán hình ảnh chỉ phát hiện được khối u nhưng không thể phân loại đây là khối u lành tính hay ác tính nên mới cần đến phương pháp sinh thiết.
Ngoài ra, kết quả tầm soát ung thư phổi có chính xác hay không phụ thuộc vào cách thực hiện các bước thăm khám trên của cơ sở y tế mà bạn thực hiện. Tuy nhiên, nên lựa chọn địa điểm nào uy tín để tầm soát ung thư phổi vẫn luôn là câu hỏi của nhiều người. Nếu như bạn đang có cùng thắc mắc trên, hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI để được trải nghiệm dịch vụ y tế chuẩn quốc tế. TCI sở hữu các cơ sở y tế được đặt tại những vị trí đắc địa trong nội thành Hà Nội. Ngoài ra, tại đây còn sở hữu đội ngũ y bác sĩ với trên 30 năm kinh nghiệm, cùng các nhân viên được đào tạo bài bản, thân thiện và tận tâm. Trang thiết bị y tế tại đây cũng được nhập khẩu hoàn toàn từ các nước như Nhật, Anh, Mỹ, Pháp,… tất cả là những máy móc vô cùng tiên tiến. Nhờ đó, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đảm bảo có thể mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi thăm khám tại đây.
>>>>>Xem thêm: Mẹ bầu sinh mổ rồi có sinh thường được không?
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI giúp sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại giúp đánh giá và chẩn đoán một cách chính xác nhất
Trên đây là các thông tin về những bước tầm soát ung thư phổi. Hy vọng bài viết cung cấp đủ những kiến thức cần thiết để người đọc có cái nhìn kỹ lưỡng hơn về căn bệnh ung thư phổi, từ đó giúp bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh trên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.