Để phòng ngừa ung thư vòm họng hiệu quả thì tầm soát ung thư định kỳ hàng năm là điều cần thiết. Vậy các bước tầm soát ung thư vòm họng diễn ra như thế nào? Bài viết này sẽ dành cho những ai có dự định đi tầm soát lần đầu.
Bạn đang đọc: Các bước tầm soát ung thư vòm họng bạn nên biết
1. Ý nghĩa của tầm soát ung thư vòm họng sớm
Tầm soát ung thư vòm họng là phương pháp sàng lọc, dự phòng ung thư ở giai đoạn sớm. Bạn sẽ được thăm khám chuyên sâu, làm các xét nghiệm thiết yếu nhằm phát hiện sự tồn tại của mầm mống ung thư. Bởi ung thư là căn bệnh nguy hiểm, có thể xuất hiện và tiến triển thầm lặng ngay cả khi cơ thể không có bất kỳ triệu chứng nào. Do đó, sàng lọc sớm sẽ giúp bạn phòng ngừa ung thư vòm họng ngay từ đầu với độ an toàn cao.
Độ hiệu quả của việc điều trị bệnh phù thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện khối u ác tính có sớm hay không. Nếu phát hiện và điều trị khi khối u còn rất nhỏ, chưa tiến triển sẽ dễ dàng đạt kết quả cao, lên tới 99%. Tuy nhiên, khi khối u tiến triển sang giai đoạn muộn thì việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng. Đồng thời cũng không thể kéo dài tiên lượng sống.
Tầm soát ung thư vòm họng sớm giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao
2. Các bước tầm soát ung thư vòm họng
Để tầm soát ung thư vòm họng hiệu quả thì cần trải qua 4 bước. Các bước tầm soát ung thư vòm họng lần lượt là:
2.1. Bước 1: Khám tai mũi họng
Đây là bước khám đầu tiên mà bạn sẽ thực hiện. Tại bước này bạn sẽ được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng kiểm tra và khai thác thông tin xoay quanh bệnh lý.
Các vấn đề mà bạn sẽ được hỏi bao gồm
– Biểu hiện bất thường hay gặp phải gần đây?
– Bạn có cảm giác khó chịu tăng thêm hoặc ảnh hưởng tới sinh hoạt, làm việc hay không?
– Đã có ai trong gia đình từng mắc ung thư vòm họng hay chưa?
– Bạn có từng mắc bệnh lý gì không? Có đang dùng thuốc cho bệnh gì không?
– Bạn có đang làm những công việc hoặc có thói quen nào gia tăng nguy cơ mắc ung thư vòm họng không?
Khi đã nắm bắt đủ thông tin cần thiết, bác sĩ chỉ định các danh mục khám tiếp theo.
Bác sĩ khám bên ngoài và khai thác triệu chứng
2.2. Bước 2: Làm xét nghiệm
Trong sàng lọc ung thư, kết quả xét nghiệm máu có giá trị hỗ trợ rất đắc lực cho kết luận cuối cùng. Với khả năng nhận diện dấu ấn ung thư, bác sĩ có thể nghi ngờ nguy cơ và chỉ định các danh mục khám chuyên sâu khác để chắc chắn hơn.
Ở ung thư vòm họng, SCC là một dấu ấn ung thư điển hình. Có 2 trường hợp xảy ra:
+ Nồng độ SCC
+ Nồng độ SCC >3ng/ml: cảnh báo cơ thể ngầm mắc các bệnh liên quan đến các tế bào vảy.
Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp phát hiện ra virus EBV, virus HPV,… Đây đều là những virus liên quan đến ung thư vòm hầu, thanh quản,…
2.3. Bước 3: Nội soi tai mũi họng
Vì kết quả xét nghiệm không thể chắc chắn bạn có mắc ung thư vòm họng. Trong một số trường hợp, kết quả xét nghiệm có thể cho ra dương tính giả. Do đó, nội soi tai mũi họng có vai trò quan trọng trong tất cả các bước tầm soát ung thư vòm họng.
Với việc sử dụng ống nội soi mềm, kèm theo đèn soi và camera, bác sĩ có thể khảo sát vùng họng dễ dàng. Trong quá trình đưa ống nội soi vào khu vực khảo sát, màn hình bên ngoài song song chiếu lên hình ảnh đang thực hiện. Bác sĩ dễ dàng quan sát và phát hiện tổn thương nếu có.
Tìm hiểu thêm: Cách phòng bệnh ung thư gan hạn chế uống rượu, quan hệ tình dục
Nội soi tai mũi họng bằng ống mềm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh có kết quả chính xác cao trong sàng lọc
2.4. Bước 4: Nghe kết quả và tư vấn
Sau khi hoàn tất 3 bước trên, bạn trở lại phòng khám chuyên khoa ban đầu để được nghe chẩn đoán từ bác sĩ. Đây thường là bước khám khiến nhiều người lo lắng, thấp thỏm không biết kết quả cuối cùng ra sao. Tuy nhiên, dù kết quả như thế nào thì bạn cũng cần thả lỏng bản thân, không nên tự tạo áp lực cho mình.
Với kết quả không phát hiện sự tồn tại của ung thư thì bạn cũng không được chủ quan về sau. Cần duy trì sàng lọc ung thư định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của ung thư vòm họng.
Nếu bạn được chẩn đoán đang ở giai đoạn đầu, bạn cần hết sức bình tĩnh và lắng nghe chỉ dẫn của bác sĩ trong việc điều trị sắp tới. Điều này sẽ rất hữu ích đối với kết quả điều trị cuối cùng.
3. Tầm soát ung thư vòm họng với 2 nhóm đối tượng này
3.1. Tầm soát ung thư vòm họng khi có dấu hiệu bất thường
Tầm soát ung thư vòm họng sớm có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả mọi người. Bởi đây là căn bệnh không bỏ qua một ai. Nếu đột nhiên xuất hiện các triệu chứng bất thường sau, bạn cần nhanh chóng đi kiểm tra:
– Nổi hạch ở cổ.
– Đau đầu, ù tai.
– Ngạt mũi.
– Khó nuốt.
– Giọng nói biến đổi bất thường.
3.2. Tầm soát ung thư vòm họng ở người có nguy cơ mắc cao
Những người thuộc nhóm nguy cơ mắc cao càng không được chủ quan, xem nhẹ. Thay vào đó cần chủ động tầm soát càng sớm càng tốt. Các đối tượng sau đặc biệt lưu ý về vấn đề này đó là:
– Người cao tuổi.
– Người lạm dụng thuốc lá, rượu bia quá mức và trong thời gian dài.
– Người thích ăn nhiều muối, hay ăn đồ ăn mặn.
– Người có công việc ở môi trường có nhiều hoá chất.
– Người có tiền sử gia đình từng có người mắc ung thư vòm họng.
>>>>>Xem thêm: Mổ u nang buồng trứng khi đang mang thai
Nên tầm soát ung thư vòm họng nếu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao
Nếu bạn đang thuộc một trong 2 nhóm đối tượng trên thì mau chóng tới bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, cần lưu ý là hãy chọn địa chỉ y tế uy tín đề việc tầm soát ung thư đạt hiệu quả. Tại thủ đô Hà Nội, bạn có thể tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI và lựa chọn gói tầm soát ung thư vòm họng với mức giá hợp lý. Đặc biệt, bạn còn được thăm khám với loạt máy móc hiện đại bậc nhất, mang tới trải nghiệm hài lòng và vô cùng nhẹ nhàng.
Trên đây là thông tin về các bước tầm soát ung thư vòm họng hiện nay. Hy vọng sau khi nắm bắt được quy trình bạn sẽ bớt lo lắng phần nào khi đi tầm soát ung thư vòm họng lần đầu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.