Tỷ lệ nữ giới bị vô sinh ngày càng cao do mắc các bệnh phu khoa, rối loạn nội tiết tố hoặc các bệnh liên quan đến tử cung trong đó có tắc vòi trứng. Vậy thông vòi trứng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mà vẫn an toàn là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ.
Bạn đang đọc: Các chị em phụ nữ đã biết thông vòi trứng như thế nào?
Thông vòi trứng như thế nào là vấn đề nhiều chị em quan tâm
1. Tìm hiểu về tắc vòi trứng
1.1 Bệnh tắc vòi trứng là bệnh như thế nào?
Tắc vòi trứng (ống dẫn trứng) là tình trạng chất nhầy ứ đọng trong lòng ống dẫn trứng, cản trở quá trình thụ thai. Bệnh này thường khá phổ biến ở các chị em:
– Đã có tiền sử phá thai, sảy thai.
– Quan hệ tình dục không đúng cách gây tổn thương nhất định cho tử cung.
– Chị em đang mắc các bệnh phụ khoa nhất là u xơ tử cung, các khối u càng lớn thì càng gây lực lớn chèn lên ống dẫn trứng.
– Ngoài ra còn có nhiều trường hợp mắc bệnh do bẩm sinh.
Khi thấy cơ thể bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu như: dịch âm đạo tiết ra bất thường, đau khi quan hệ tình dục hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt,… thì nên đi kiểm tra vì đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của tắc ống dẫn trứng.
1.2 Tắc vòi trứng có nguy hiểm không?
Tắc ống dẫn trứng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hiếm muộn, vô sinh ở nữ giới. Theo thống kê, khoảng 30% người bị vô sinh có nguyên nhân bắt nguồn từ tắc ống dẫn trứng. Do vậy, chị em cần điều trị kịp thời khi bệnh đang trong tình trạng nhẹ để tránh những hậu quả không mong muốn.
Tắc vòi trứng là một trong những bệnh có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
2. Khi nào cần phẫu thuật thông tắc vòi trứng?
Đầu tiên để chẩn đoán tình trạng bệnh, bệnh nhân sẽ được thực hiện chụp Xquang tử cung và vòi trứng. Phẫu thuật thông tắc vòi trứng thường được chỉ định với các bệnh nhân có tình trạng:
– Phát hiện vòi trứng bị tắc nghẽn thông qua chụp X quang buồng tử cung.
– Vòi trứng bị ứ đọng quá nhiều dịch nhầy, mủ.
3. Thông vòi trứng như thế nào?
Với trường hợp bệnh nhân có tình trạng tắc nghẽn nhẹ, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong vòi trứng. Người bệnh tuyệt đối không được tự mua thuốc để điều trị sẽ không mang lại hiệu quả, tốn kém chi phí mà còn dễ gặp những biến chứng không mong muốn.
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư vòm họng và những lưu ý cần biết
Khi bệnh nhân có tình trạng tắc nghẽn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc đặc trị để tiêu diệt vi khuẩn đang tồn tại trong vòi trứng.
Còn với những trường hợp bệnh nhân có tình trạng nghiêm trọng thì phải xử lý bằng biện pháp ngoại khoa. Thông tắc vòi trứng ngoại khoa nhằm chấm dứt hiện tượng buồng trứng bị chít hẹp thông qua việc hút dịch và mủ đang đọng lại nhiều ở ống dẫn trứng. Những kỹ thuật ngoại khoa này chỉ được chỉ định cho bệnh nhân bị nặng, đã từng điều trị nội khoa mà không có kết quả.
Hiện nay với sự tiến bộ của y khoa đã có rất nhiều phương pháp thông tắc vòi trứng hiệu quả mà an toàn, không mang lại cảm giác đau đớn. Phụ thuộc và mức độ bệnh cũng như là tình trạng bệnh nhân (độ tuổi), bác sĩ sẽ đưa ra kỹ thuật điều trị phù hợp nhất.
3.1 Thông vòi trứng như thế nào? – Phương pháp mổ bằng nội soi
Hai thủ thuật mà bác sĩ hay vận dụng trong phương pháp này là nội soi tử cung- vòi trứng (nội soi đoạn gần) và nội soi tái tạo loa vòi (nội soi đoạn xa).
– Nội soi tử cung – vòi trứng: áp dụng cho bệnh nhân có vị trí tắc nghẽn ở gần cổ tử cung. Bác sĩ đưa vật dụng chuyên dụng vào tử cung để lấy chất nhầy đang bị ứ đọng. Phương pháp này đang được sử dụng khá phổ biến vì tỷ lệ thành công lên đến 85% cùng với sự an toàn cao. Thêm vào đó, phụ nữ vẫn có thể có thai và sinh con bình thường khi điều trị bằng phương pháp này. Tuy nhiên, chị em cần lưu ý về tỷ lệ tái phát của phẫu thuật nội soi cao hơn các phương pháp khác. Theo thống kê gần đây nhất, 33% là tỷ lệ bệnh nhân bị tắc ống dẫn trứng lại nhưng ở mức độ khá nhẹ.
– Nội soi tái tạo loa vòi: áp dụng khi bệnh nhân có vị trí tắc cách xa cổ tử cung. Bác sĩ thực hiện loại bỏ các sợi dây bám ở xung quanh ống dẫn trứng hay khu vực loa vòi, nhằm tăng khả năng bắt trứng của loa vòi. Đây cũng là phương pháp được áp dụng tại nhiều bệnh viện vì sự an toàn khá cao và chị em vẫn có thể mang thai khi điều trị. Bệnh nhân mang thai trỏe lại sau khoảng 12 tháng khi điều trị dứt điểm.
3.2 Thông vòi trứng như thế nào? – Điều trị bằng thủ thuật cắt nối
Phương pháp này sẽ được chỉ định cho chị em có tình trạng tắc quá nghiêm trọng và có dấu hiệu bắt đầu lây lan sang vị trí khác.
– Cắt ống dẫn trứng: loại bỏ hoàn toàn phần ống dẫn đang bị tắc nghẽn, tử cung và buồng trứng vẫn được giữ nguyên. Tuy nhiên khi thực hiện thủ thuật này, khả năng làm mẹ các chị em khá thấp so với phương pháp trên. Nếu trường hợp cắt bỏ cả hai bên ống dẫn thì chị em chỉ có thể mang thai bằng cách thụ tinh nhân tạo.
– Nối ống dẫn trứng: thực hiện với bệnh nhân bị tắc đoạn giữa ống dẫn trứng. Bác sĩ cắt đoạn ống dẫn rồi nối lại hai đầu ống với nhau. Phương pháp này cực hiệu quả khi tỷ lệ phục hồi và có con lên đến 80%.
>>>>>Xem thêm: Sau mổ chửa ngoài tử cung nên ăn gì và không nên ăn gì?
Cắt, nối ống dẫn trứng là một trong phương pháp điều trị tắc ống dẫn trứng
4. Những lưu ý sau khi phẫu thuật thông vòi trứng
Sau khi thông tắc vòi trứng, các chị em cần thực hiện một số điều sau để đảm bảo quá trình hồi phục nhanh chóng nhất:
– Giữ gìn vệ sinh vùng kín sạch sẽ, không để ẩm ướt đặc biệt trong 10 ngày sau phẫu thuật, thời kỳ có kinh và sau khi quan hệ xong. Việc không chú ý đến vệ sinh sẽ là điều kiện vi khuẩn dễ dàng xâm nhập.
– Thực hiện quan hệ tình dục lành mạnh, tránh quan hệ với cường độ mạnh gây tổn thương cho bộ phận sinh dục.
– Không ăn các loại đồ ăn cay nóng, chất kích thích,… khi vết thương chưa lành. Ưu tiên các thực phẩm lành tính, phù hợp với giai đoạn phục hồi sức khỏe.
– Thực hiện khám lại theo đúng lịch của bác sĩ và làm theo các chỉ định đã được hướng dẫn để tránh các rủi ro có thể gặp phải sau phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin cần thiết về thông tắc vòi trứng như thế nào. Với các biện pháp hiện nay, các chị em hoàn toàn yên tâm vì sự hiệu quả, an toàn cũng như vẫn có thể mang thai bình thường khi điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.