Cũng giống với một số loại ung thư khác, ung thư đại trực tràng là loại ung thư nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phát hiện sớm. Chính vì thế tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa ung thư đại trực tràng. Trong đó, xét nghiệm dấu ấn ung thư là một trong những phương pháp giúp phát hiện ung thư và có vai trò quan trọng trong việc tầm soát, điều trị ung thư đại trực tràng. Vậy những chỉ số tầm soát ung thư đại trực tràng này có ý nghĩa gì?
Bạn đang đọc: Các chỉ số tầm soát ung thư đại trực tràng có ý nghĩa gì?
1. Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đại trực tràng là gì?
Dấu ấn ung thư (hay còn gọi là chất chỉ điểm ung thư) là protein được tạo ra bởi các mô ung thư, thường được dùng để đánh giá dấu hiệu của một hay nhiều loại ung thư. Định lượng các dấu ấn ung thư có thể giúp phát hiện sự xuất hiện của ung thư, sự phát triển hoặc đáp ứng với điều trị ung thư đại trực tràng.
Các chỉ số xét nghiệm ung thư đại tràng phổ biến bao gồm: CEA, CA 19-9 và CA 72-4. Ba chỉ số này có giá trị cảnh báo nguy cơ mắc ung thư đại tràng nếu nồng độ các chất tăng cao bất thường.
Các chỉ số CEA, CA 19-9 và CA 72-4 tăng cao giúp cảnh báo nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
2. Ý nghĩa các chỉ số tầm soát ung thư đại trực tràng
2.1. Chỉ số tầm soát ung thư đại trực tràng – CEA
CEA là chất chỉ điểm có nồng độ cao nhất ở người mắc ung thư đại trực tràng và khi các tế bào ung thư này di căn. Chỉ số CEA sẽ tăng cao hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh mắc ung thư đại tràng. Đồng thời cũng xác định được chính xác giai đoạn của khối u nếu có.
Ý nghĩa của chỉ số CEA:
– Chỉ số CEA từ 0 – 2.5 ng/mL: bình thường.
– Chỉ số CEA từ 2.5 – 5 ng/mL: nguyên nhân có thể do người xét nghiệm đã sử dụng thuốc lá.
– Chỉ số CEA trên 5 ng/mL: cảnh báo nguy cơ mắc ung thư đại tràng
Ngoài ra, chỉ số CEA tăng trên mức bình thường trong một số trường hợp đặc biệt:
– Người bệnh mắc các bệnh ung thư khác như ung thư dạ dày, vú, tụy, thực quản,…
– Người bệnh mắc các bệnh lành tính như viêm phổi, xơ gan, viêm gan,…
2.2. Chỉ số tầm soát ung thư đại trực tràng CA 19-9
CA 19-9 bản chất là glycoprotein thuộc nhóm Carbohydrate Antigen (CA), một trong những chất chỉ điểm ung thư đại tràng phổ biến. Tuy nhiên, xét nghiệm này lại có độ nhạy thấp hơn CEA. Trong đó, độ nhạy của CA 19-9 là từ 18 đến 58% thấp hơn so với độ nhạy của dấu ấn CEA (từ 38 đến 58%).
Ý nghĩa của chỉ số CA 19-9:
– Chỉ số CA 19-9 từ 0 – 37 U/mL: mức độ CA 19-9 bình thường
– Chỉ số CA 19-9 trên 37 U/mL: có nguy cơ mắc phải ung thư đại trực tràng
Tuy nhiên, ngoài để đánh giá nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng, CA 19-9 còn đc dùng để xác định các bệnh ung thư khác như ung thư gan, mật,dạ dày, đường mật, buồng trứng, tử cung,… Chỉ số CA 19-9 cũng tăng cao trong một số bệnh lành tính như viêm tụy, sỏi mật, viêm ruột, viêm túi mật,…
Tìm hiểu thêm: Tham khảo viêm nướu răng uống thuốc gì nhanh khỏi
Xét nghiệm CA 19-9 góp phần quan trọng trong việc xác định nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng
2.3. Chỉ số CA 72-4
CA 72 – 4 cũng là glycoprotein thuộc nhóm Carbohydrate Antigen. CA 72-4 được chứng minh có thể cảnh báo dấu hiệu các bệnh ung thư đường tiêu hóa như đại trực tràng, tụy, thực quản ung thư dạ dày. Ở những người mắc ung thư đại trực tràng, chỉ số này thường tăng cao. Vì vậy xét nghiệm chỉ số CA 72-4 giúp sàng lọc và theo dõi tình trạng tiến triển của ung thư đại trực tràng để điều trị.
Ý nghĩa của chỉ số CA 72-4:
– Chỉ số CA 72-4 từ 0 – 6.9 ug/mL: bình thường
– Chỉ số CA 72-4 trên 6.9 ug/mL: bệnh nhân đã mắc ung thư đại trực tràng.
Ngoài ra, chỉ số CA 72-4 cũng tăng cao do một số bệnh lành tính như bệnh lý liên quan đến tuyến vú, buồng trứng lành tính, đường tiêu hóa lành tính…
3. Tầm soát ung thư đại trực tràng thông qua xét nghiệm máu có hiệu quả?
Thông thường, nếu chỉ số xét nghiệm CEA, CA 19-9, CA 72-4 có nồng độ tăng cao và vượt ngưỡng cho phép thì khả năng cao có sự xuất hiện của các tế bào ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, một số trường hợp kết quả rơi vào tình trạng dương tính giả. Tức là nồng độ của CEA, CA 72-4 và CA 19-9 tăng cao không có nghĩa bạn mắc ung thư đại tràng. Vì thế, chỉ xét nghiệm máu tầm soát ung thư đại trực tràng thì không thể đánh giá chính xác người bệnh có mắc bệnh hay không. Chính vì vậy, khi tầm soát ung thư, các bác sĩ thường khuyến nghị xét nghiệm dấu ấn ung thư với các phương pháp tầm soát khác như chụp cộng hưởng từ, nội soi tiêu hóa,…
Như đã nêu ở phần trên, các chỉ số này không chỉ dùng để hỗ trợ phát hiện ung thư đại trực tràng mà còn dùng để xác định các loại ung thư khác và một số bệnh lý lành tính khác. Ngoài ra, CEA có thể tăng cao ở những người có bệnh lý mạn tính như viêm đường ruột, tiểu đường, xơ gan, viêm loét dạ dày,…Thậm chí những người hút thuốc lá lâu năm cũng có thể làm tăng chỉ số này.
>>>>>Xem thêm: Dán Veneer răng – “Mặt nạ” hoàn hảo cho hàm răng khuyết điểm
Thông thường, xét nghiệm dấu ấn ung thư thường được kết hợp với các phương pháp khác để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất
4. Lưu ý khi lựa chọn nơi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng
Để có kết quả xét nghiệm ung thư đại trực tràng nhanh và chính xác nhất, bệnh nhân nên đến thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín và chất lượng. Nếu bạn đang cần tìm một cơ sở khám bệnh uy tín để thực hiện xét nghiệm, bài viết xin phép được gợi ý địa chỉ sau.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI được biết đến là cơ sở khám bệnh uy tín và có nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ khám sức khỏe nói chung và tầm soát ung thư nói riêng. Các cơ sở khám bệnh của Thu Cúc TCI luôn được trang bị các thiết bị khám bệnh công nghệ cao với các máy xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay. Đây cũng là nơi quy tụ các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành trong việc khám và điều trị ung thư. Nếu bạn quan tâm có thể lưu lại địa chỉ khám bệnh này để tham khảo nếu có nhu cầu làm thực hiện xét nghiệm ung thư đại trực tràng.
Trên đây là tất cả thông tin giải đáp về ý nghĩa của các chỉ số sàng lọc ung thư đại trực tràng. Mong rằng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.