Theo thông tin tại Hội thảo Phòng chống ung thư Hà Nội năm 2022, mỗi năm tại Việt Nam có 183.000 ca mắc mới và 123.000 người tử vong do ung thư. Với xu hướng ngày càng trẻ hóa và tỉ lệ tử vong tăng qua hàng năm, ung thư nằm trong danh sách “Top 10 bệnh gây tử vong hàng đầu” cần được quan tâm và kiểm soát. Hiện nay, một số bệnh lý ung thư phổ biến như ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư vú,… đều có thể được phát hiện và kịp thời chữa trị nhờ tầm soát phát hiện sớm ung thư. Vậy tầm soát ung thư gồm những gì? Quy trình và danh mục thực hiện ra sao?
Bạn đang đọc: Các danh mục tầm soát ung thư và quy trình thực hiện
1. Hiểu đúng về tầm soát ung thư
Tầm soát ung thư là áp dụng các thủ thuật, phương pháp y tế để hỗ trợ phát hiện sớm các tế bào đột biến trong cơ thể có thể cấu thành ung thư. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất giúp kịp thời ngăn ngừa ung thư, tiêu diệt mầm mống bất thường trước khi khối u di căn hoặc xâm lấn các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó:
– Tăng tỉ lệ chữa trị thành công
– Kéo dài tuổi thọ cho người bệnh
– Giảm chi phí điều trị đến mức tối đa
Chính vì những lý do trên, tầm soát ung thư là việc làm cần thiết đối với mỗi người kể cả đang trong trạng thái khỏe mạnh. Theo các chuyên gia y tế, tầm soát ung thư nên được thực hiện ít nhất 1 lần/năm theo khuyến cáo hoặc chỉ định của bác sĩ.
Tế bào ung thư.
2. Đối tượng cần thực hiện tầm soát ung thư
Mỗi người dân đều nên có ý thức tự bảo vệ sức khỏe. Thông thường, khám sàng lọc ung thư nên được thực hiện với các đối tượng có nguy cơ cao hoặc có triệu chứng bệnh. Cụ thể:
– Người lớn tuổi, từ 40-50 tuổi trở lên.
– Người có bệnh sử gia đình mắc ung thư hoặc các bệnh mạn tính.
– Phụ nữ trung niên (30-40 tuổi) có nguy cơ ung thư vú cao. Đặc biệt với những người thừa cân hoặc đang trong thời kì mãn kinh.
– Người trẻ tuổi có chế độ ăn thất thường, không điều độ có nguy cơ cao mắc ung thư đại trực tràng.
– Người có chế độ sinh hoạt thiếu khoa học như lười vận động, thường xuyên thức khuya, hay gặp áp lực, căng thẳng, nghiện bia rượu, thuốc lá,… Đặc biệt thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư phổi, ung thư vòm họng, dạ dày, gan,…
– Người mắc bệnh mạn tính về gan, dạ dày hoặc phổi nếu không điều trị triệt để có thể phát triển thành ung thư.
– Người sinh sống, làm việc trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất.
3. Giải đáp: Tầm soát ung thư gồm những gì?
3.1. Quy trình tầm soát ung thư gồm những gì?
Quy trình tầm soát ung thư cơ bản sẽ thực hiện theo các bước sau:
– Khám lâm sàng
Đây là bước đóng vai trò quan trọng trong quy trình tầm soát ung thư. Bác sĩ sẽ hỏi bạn những yếu tố nguy cơ, dấu hiệu bệnh lý cũng như bệnh sử bản thân và gia đình. Đồng thời tìm kiếm những hạch hoặc khối u bất thường trên cơ thể. Từ đó tư vấn, đưa ra những phương pháp tầm soát phù hợp nên thực hiện.
– Khám cận lâm sàng
Sau khi thực hiện khám lâm sàng, bạn sẽ được chỉ định làm một số kiểm tra cận lâm sàng như xét nghiệm máu, nước tiểu,…
– Chẩn đoán hình ảnh
Bên cạnh những xét nghiệm trên, bạn sẽ cần thực hiện một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh để hỗ trợ chẩn đoán như nội soi, siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI,…
Tìm hiểu thêm: Các chỉ số siêu âm thai nhi và những điều cần biết
Quy trình tầm soát ung thư cơ bản gồm 3 bước.
3.2. Danh mục cần đặc biệt quan tâm trong tầm soát ung thư gồm những gì?
Mỗi loại ung thư đều có những phương pháp tầm soát khác nhau. Các danh mục đặc biệt trong tầm soát một vài bệnh lý ung thư phổ biến là:
Ung thư phổi
– Chụp X-quang phổi giúp phát hiện các bệnh lý ở phổi.
– Chụp CT ngực liều thấp phát hiện những khối u nhỏ dưới 1cm mà X-quang không phát hiện được. Đây là phương pháp tầm soát ung thư phổi tối ưu nhất hiện nay với độ chính xác cao, tiện lợi và an toàn cho bệnh nhân.
Ung thư dạ dày
– Nội soi dạ dày để quan sát, xác định vị trí, hình dạng, kích thước, đánh giá trực tiếp các tổn thương, đồng thời lấy mẫu mô để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
– Xét nghiệm định lượng CA 72-4.
– Chụp CT đánh giá tình trạng tổn thương của dạ dày, mức độ xâm lấn và di căn của khối u đến các cơ quan xung quanh.
Ung thư vú
– Chụp nhũ ảnh giúp phát hiện các khối u hoặc bất thường ở vú. Đây là phương pháp tầm soát ung thư vú có giá trị chẩn đoán cao.
– Chụp MRI không phải biện pháp thường được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Tuy nhiên biện pháp này có giá trị với người có nguy cơ cao hoặc có mô vú dày.
– Xét nghiệm máu tìm định lượng CA 15-3.
Ung thư cổ tử cung
– Xét nghiệm phết tế bào (Pap smear hoặc Thin prep) là phương pháp nhanh chóng, đơn giản để tìm kiếm, xác định tính chất các tế bào bất thường ở cổ tử cung. Từ đó phát hiện sớm dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời.
Ung thư đại tràng
– Nội soi đại tràng giúp phát hiện polyp, đồng thời tiến hành sinh thiết và cắt bỏ polyp nếu cần thiết.
– Chụp CT đại tràng có thể phát hiện phần lớn các khối polyp, từ đó tiến hành nội soi để cắt polyp.
– Xét nghiệm máu tìm định lượng CEA.
Trên đây là toàn bộ quy trình và danh mục tầm soát ung thư cơ bản hiện nay. Tầm soát ung thư là việc làm thiết yếu và cần được khuyến khích thực hiện định kì để bảo vệ sức khỏe bản thân. Do đó, việc lựa chọn địa chỉ khám bệnh uy tín, an toàn và chính xác là vô cùng quan trọng.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về ung thư đại tràng giai đoạn cuối
Hãy lựa chọn địa chỉ y tế uy tín để thăm khám
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang triển khai đa dạng các gói tầm soát ung thư. Với quy trình thăm khám được thiết kế các danh mục đầy đủ và khoa học sẽ giúp đánh giá toàn diện và sàng lọc chính xác bệnh. Bên cạnh đó, đến với Thu Cúc TCI, bạn sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ có tâm, có tầm cùng hệ thống máy móc hiện đại giúp không bỏ sót mầm bệnh. Hi vọng những thông tin trên đã trả lời được thắc mắc của bạn về vấn đề tầm soát ung thư.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.