Các dấu hiệu của mất ngủ quan trọng cần biết

Các nghiên cứu cho thấy mất ngủ chiếm đến 50% các trường hợp rối loạn giấc ngủ. Nếu kéo dài, mất ngủ có thể làm đảo lộn cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, thậm chí gây ra vô số hệ lụy đối với sức khỏe. Cùng tìm hiểu dấu hiệu của mất ngủ để nhận diện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.

Bạn đang đọc: Các dấu hiệu của mất ngủ quan trọng cần biết

1. Các dấu hiệu của mất ngủ

Mất ngủ là loại rối loạn giấc ngủ rất phổ biến chiếm tới 50% các ca gặp rối loạn về giấc ngủ. Các dấu hiệu mất ngủ thường gặp nhất là:

1.1 Khó để đi vào giấc ngủ – Dấu hiệu của mất ngủ dễ nhận biết

Dấu hiệu dễ nhận thấy của chứng mất ngủ là người bệnh khó đi vào giấc ngủ. Các biểu hiện cụ thể gồm:

– Không cảm thấy buồn ngủ vào buổi tối, khi đến giờ ngủ

– Không cảm thấy thư thái để đi vào giấc ngủ

– Nằm trên giường trằn trọc nhưng thao thức mãi không ngủ được

Tình trạng này thường là hệ quả tất yếu của những thói quen xấu trước khi ngủ như ăn quá no hoặc quá gần giờ ngủ, tiêu thụ các thực phẩm khó tiêu như đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất kích thích, sử dụng thiết bị điện tử có ánh sáng xanh,… nhưng cũng có thể liên quan đến các bệnh lý, vì vậy không thể chủ quan trước dấu hiệu này.

Các dấu hiệu của mất ngủ quan trọng cần biết

Khó ngủ, trằn trọc không yên suốt đêm là những dấu hiệu thường gặp của người bị mất ngủ.

1.2 Thời gian ngủ ít hơn so với như cầu bình thường 

Tùy vào từng độ tuổi mà thời gian ngủ của mỗi người khác nhau. Theo nhiều khảo sát, người trưởng thành cần 7 – 8 tiếng/ngày cho việc ngủ. Trong khi ở trẻ em, thanh thiếu niên, thời gian ngủ mỗi ngày lên tới 10 -12 tiếng. 

Tuy nhiên có những người ngủ ít hơn thời gian ngủ bình thường theo nhu cầu ngủ của cơ thể. Có những người chỉ ngủ được 3 – 4 tiếng/đêm,  thậm chí thức trắng đêm, không thể chợp mắt. 

Điều này khiến cơ thể không thể tái tạo năng lượng, các hoạt động trao đổi chất cũng không được diễn ra một cách trọn vẹn.. 

Càng lớn tuổi, nhu cầu ngủ của con người càng giảm đi.

1.3 Giảm chất lượng giấc ngủ

Ở những người bị mất ngủ, chất lượng của giấc ngủ cũng giảm đi đáng kể. Các biểu hiện suy giảm chất lượng giấc ngủ gồm: ngủ không sâu giấc, giấc ngủ chập chờn, không liền mạch, thường đứt đoạn,… Người bệnh có thể tỉnh dậy nhiều trong đêm, mỗi lần tỉnh thường thức trên 30 phút mà không ngủ lại được. 

Một số người thường xuyên mơ ác mộng, cảm thấy hoảng loạn hoặc có những hành động lạ trong khi ngủ như ngáy to, chân không yên,…

1.4 Thức dậy sớm, mệt mỏi khi tỉnh giấc

Trạng thái trằn trọc, chập chờn cả đêm khiến những người bị mất ngủ thường có xu hướng dậy từ rất sớm (3 – 4 giờ sáng). Điều này cũng dễ thấy ở những người trung niên và cao tuổi do nhu cầu về số giờ ngủ của họ giảm so với lứa tuổi trẻ hơn.

Một trong những hậu quả của việc này là người bệnh cảm thấy mệt mỏi, uể oải sau khi thức dậy, không có cảm giác được nghỉ ngơi. Ngoài ra có thể kèm theo các vấn đề khác như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,…

Người bệnh luôn buồn ngủ vào ngày hôm sau, khó tập trung trong công việc, thậm chí dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

1.5 Thay đổi tính tình – Dấu hiệu của mất ngủ thường bị bỏ qua

Mất ngủ trong một thời gian dài có thể dẫn tới thay tâm trạng theo chiều hướng tiêu cực. Người bệnh thay đổi tính tình, hay cáu gắt khiến các mối quan hệ xã hội trở nên xấu đi.

Tìm hiểu thêm: Bệnh động kinh có nguy hiểm không?

Các dấu hiệu của mất ngủ quan trọng cần biết

Người bị mất ngủ kéo dài có thể thay đổi tâm trạng, thường xuyên cáu gắt.

2. Mất ngủ là dấu hiệu của những căn bệnh nào?

Mất ngủ có thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và múc độ ảnh hưởng cũng khác nhau. Thông thường, những cơn mất ngủ thoáng qua hoặc không diễn ra liên tục có thể là ảnh hưởng nhất thời từ những căng thẳng, stress trong cuộc sống, sự thay đổi lịch làm việc, sinh hoạt, sử dụng các chất kích thích, môi trường ngủ không tối ưu.

Tuy nhiên nếu người bệnh bị mất ngủ mạn tính, kéo dài trên 1 tháng thì có thể là do họ gặp vấn đề về sức khỏe hoặc bị mắc một số bệnh sau:

2.1 Dị ứng

Tình trạng dị ứng có thể gây viêm mũi, nghẹt mũi vào cả ban ngày và ban đêm khiến người bệnh khó ngủ. Ngoài ra các bệnh lý đường hô hấp trên, các bệnh về phổi cũng khiến cho việc hít thở vào ban đêm trở nên khó khăn, gây cản trở giấc ngủ. 

2.2 Bệnh về khớp

Người mắc các bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp, thoái hóa cột sống cổ, thắt lưng, thoát vị đĩa đệm thường gặp khó khăn khi ngủ do những cơn đau nhức hành hạ. Những lo lắng về bệnh tật cũng là một yếu tố khiến người bệnh không ngủ được. Ngược lại, thiếu ngủ cũng có thể làm tăng triệu chứng của bệnh khớp, tạo thành vòng luẩn quẩn nếu không được giải quyết triệt để. 

2.3 Bệnh tim

Các bệnh lý tim mạch có thể tác động xấu đến giấc ngủ. Bệnh động mạch vành có thể gây ra các cơn đau tức ngực, trong khi đó suy tim có thể gây ho, khó thở về đêm, phù nề các chi,… Đây có thể là những nguyên nhân quan trọng khiến bạn mất ngủ.

2.4 Các bệnh tuyến giáp

Khi tuyến giáp có bất thường, đặc biệt là cường giáp với sự hoạt động quá mức của tuyến này khiến các hoạt động trao đổi chất khác của cơ thể cũng diễn ra mạnh mẽ hơn. Điều này khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn, khả năng thư giãn bị cản trở, vì vậy khó chìm vào giấc ngủ.

2.5 Bệnh dạ dày

Với các triệu chứng điển hình là ợ nóng, ho, nghẹt thở khi nằm, viêm nướu, đau họng, ợ hơi và hôi miệng,… trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở những người từ 45 đến 64 tuổi. 

2.6 Bệnh tâm thần kinh

Mất ngủ mạn tính có thể liên quan đến một số bệnh lý tâm thần, thường gặp nhất là: rối loạn lo âu, trầm cảm, hưng cảm, stress sau chấn thương, tâm thần phân liệt, sa sút trí tuệ…

2.7 Rối loạn giấc ngủ

Ngưng thở khi ngủ, mộng du, ác mộng, chứng hoảng sợ khi ngủ… là những rối loạn giấc ngủ có thể gây mất ngủ.

Ngoài ra, do sự thay đổi nội tiết, phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh (50 tuổi) thường ngủ không ngon giấc.

Các dấu hiệu của mất ngủ quan trọng cần biết

>>>>>Xem thêm: Chụp cộng hưởng từ sọ não phát hiện bệnh gì?

Tình trạng dị ứng có thể gây nghẹt mũi, khó thở, dẫn đến mất ngủ.

3. Khi nào cần đi khám?

Nếu thấy các dấu hiệu mất ngủ kéo dài, đã áp dụng các biện pháp thay đổi lối sống và điều chỉnh các thói quen sinh hoạt mà vẫn không cải thiện, bạn nên đi khám chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 

Hi vọng những dấu hiệu của mất ngủ được chia sẻ trong bài viết trên đây sẽ là “cẩm nang” giúp bạn nhận diện và thăm khám sớm. Lưu ý những thông tin này chỉ mang tính tham khảo, không thay thế các chẩn đoán và điều trị y khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *