Trong danh sách các bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung được xếp thứ hai. Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh.
Phụ nữ ở mọi lứa tuổi khi đã có quan hệ tình dục đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Điều đáng nói hơn là bệnh ung thư cổ tử cung có thể không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu nên bệnh thường dễ bị bỏ qua và phát hiện muộn.
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Trong danh sách các bệnh lý nguy hiểm với phụ nữ, ung thư cổ tử cung được xếp thứ hai.
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung thường gặp ở những phụ nữ từ 30 – 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45 – 55 tuổi và rất hiếm ở phụ nữ dưới 20 tuổi. Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi Human papillomavirus (HPV).
1. Các dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, ở giai đoạn tiền ung thư, bệnh thường không có triệu chứng gì điển hình nên rất dễ bị bỏ qua và không phát hiện được bệnh sớm. Khi bệnh đã tiến triển, người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết được các dấu hiệu, như:
Tìm hiểu thêm: Chi phí điều trị cười hở lợi: Tất cả những gì bạn cần biết
Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung giúp chị em phát hiện sớm và ngăn ngừa bệnh.
– Huyết trắng ra dai dẳng, có mùi hôi hoặc có vấy một chút máu.
– Đi tiểu khó.
– Chảy máu bất thường trong âm đạo.
– Chảy máu bất thường trong chu kì kinh nguyệt bình thường, rong kinh kéo dài.
– Chảy máu sau khi quan hệ tình dục, thụt rửa hoặc khám bệnh.
– Chảy máu nhiều sau thời kì mãn kinh.
– Vùng xương chậu thường xuyên có cảm giác đau.
– Đau sau khi quan hệ tình dục…
– Chảy dịch lẫn máu nhiều lần từ âm đạo.
– Đau nhức vùng lưng, vùng chậu hoặc đau ở chân.
-Giai đoạn muộn, người bệnh bị vô niệu do ung thư chèn ép vào hai niệu quả.
2. Phòng ngừa ung thư cổ tử cung như thế nào?
Có 2 cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung là tiêm vắc xin để phòng nhiễm các tuýp HPV và khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc phòng ngừa đạt kết quả cao nhất khi kết hợp 2 phương pháp này.
Bên cạnh đó, những phụ nữ đã có gia đình cần thực hiện khám phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp phết tế bào cổ tử cung (PAP smear) định kỳ ( ít nhất 1 lần/năm) để phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị ở những giai đoạn sớm của bệnh.
>>>>>Xem thêm: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu có kinh lại
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ khám và điều trị uy tín các bệnh về sản phụ khoa.
Hiện nay, Việt Nam đã có vắc xin ngừa tuýp HPV gây ung thư phổ biến nhất. Vắc xin này được tiêm cho phụ nự từ 10 – 25 tuổi, kể cả người chưa và đã có quan hệ tình dục.