Dấu hiệu viêm gan C thường khó nhận biết, đặc biệt ở giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên sang giai đoạn mãn tính, bệnh viêm gan C thường có các triệu chứng rõ ràng hơn như vàng da, vàng mắt, đau bụng phải, ngứa,….
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu viêm gan C bạn cần biết
1. Dấu hiệu viêm gan C cấp tính
Viêm gan C do virus HCV gây ra
Người viêm gan C cấp tính thường có những triệu chứng không rõ ràng như ăn không ngon, mệt mỏi, khó tiêu, thường xuyên có cảm giác khó chịu trong người như bị cảm… và có thể tự hết. Trong trường hợp người bệnh có kháng thể cao, viêm gan siêu vi C (viêm gan C) có thể tự hết hoặc nếu được phát hiện ra sớm và có phương pháp hỗ trợ điều trị kịp thời, bệnh sẽ thuyên giảm sau vài tuần. Ngược lại, nếu không được điều trị tốt bệnh có thể tiến triển sang mãn tính với những biểu hiện như nội dung dưới đây.
2. Dấu hiệu viêm gan C mãn tính
2.1. Ngứa
Khi mắc viêm gan C, người bệnh có thể bị ngứa khắp cơ thể tuy nhiên không xuất hiện ban đỏ hoặc tổn thương nào khác trên da. Người bệnh thường ngứa dữ dội ở lòng bàn tay,lòng bàn chân vào thời điểm buổi sáng. Thậm chí ngứa thường nặng hơn vào buổi chiều tối hoặc đêm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do mật di chuyển từ ống mật vào ruột non bị nghẽn ở một vị trí nào đó, làm ảnh hưởng đến việc lưu thông, dẫn đến hiện tượng ngứa.
2.2. Đau vùng bụng phải là một trong những dấu hiệu viêm gan C
Một trong những dấu hiệu viêm gan C đó là đau ở phía bên phải khoang bụng – vị trí của gan. Cơn đau bụng phải có thể kéo dài và có xu hướng tăng nặng vì gan tăng kích thước do hình thành các khối u, áp-xe gan do virus HCV gây nên.
2.3. Vàng da, vàng móng hoặc mắt
Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về nguy cơ mắc sỏi mật
Vàng da là một trong những dấu hiệu viêm gan C điển hình
Một dấu hiệu bệnh viêm gan C khác là da, móng tay, lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Nguyên nhân là do gan không chuyển hóa và bài thải được bilirubin (sắc tố mật). Khi lá gan của bạn khỏe mạnh, thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, lượng bilirubin tự do trong máu được chuyển hóa thành dạng kết hợp và bài thải ra ngoài theo phân và nước tiểu. Tuy nhiên khi virus viêm gan C tấn công khiến gan suy yếu, vai trò chuyển hóa của gan bị sẽ bị suy giảm, lượng bilirubin được thải trừ ra ngoài với số lượng ít, tích tụ nhiều trong máu dẫn đến vàng da, vàng móng và vàng mắt.
2.4. Nước tiểu có màu vàng đậm – dấu hiệu viêm gan C
Nước tiểu có màu vàng đậm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như do bạn đang dùng một loại thuốc nào đấy, hay đơn giản là do cơ thể thiếu nước. Tuy nhiên nếu đã loại trừ các hợp đó bạn vẫn thấy màu nước tiểu đậm hơn nhiều so với bình thường hoặc thấy phân có màu trắng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn mắc bệnh viêm gan C.
3. Cách phòng ngừa viêm gan C
Để phòng ngừa bệnh viêm gan C bạn cần thực hiện một số lưu ý sau:
– Không sử dụng chung kim tiêm: Người sử dụng thuốc cấm qua đường tĩnh mạch có nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan C cao nhất do dùng chung bơm kim tiêm. Bên cạnh đó, virus cũng có thể tồn tại ở những dụng cụ khác khi sử dụng thuốc cấm như việc chia sẻ ống hít, tờ tiền hít cocaines,….
– Tránh phơi nhiễm trực tiếp với máu hay các chế phẩm từ máu: Nhân viên y tế cần lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với máu trong quá trình làm việc. Những dụng cụ y tế có tiếp xúc với máu tại nơi làm việc cần được xử lý an toàn hoặc khử trùng nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus viêm gan C.
>>>>>Xem thêm: Làm thế nào để giảm men gan cho các bệnh nhân gan mật?
– Không sử dụng chung vật dụng cá nhân: Các đồ dùng cá nhân hằng ngày tiếp xúc với da có thể gây trầy xước, chảy máu như bàn chải đánh răng, dao cạo râu,….
– Cân nhắc trước khi xăm hình, xỏ khuyên: Nếu bạn thực sự muốn xăm hình, hãy lựa chọn những nơi thực hiện đúng quy trình vệ sinh, sử dụng kim và mực sạch dùng một lần.
– Quan hệ tình dục an toàn: Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc viêm gan C thì rất dễ nhiễm bệnh. Chẳng hạn, nếu trong tinh dịch của người đàn ông mắc viêm gan C có chứa máu, thông qua các vết xước ở niệu đạo trong quá trình quan hệ, virus viêm gan C có thể dễ dàng tấn công bạn tình của họ một cách dễ dàng.
Kết luận
Dấu hiệu viêm gan C ở giai đoạn mãn tính thường khá rõ ràng. Tuy nhiên lúc này việc điều trị cũng trở nên tốn kém và khó khăn hơn. Vì thế, hãy chú ý quan sát những thay đổi của cơ thể đặc biệt là khi thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ gây viêm gan C như truyền máu; xăm hình; châm cứu; thường xuyên ra tiệm làm móng tay, móng chân; quan hệ tình dục với người mắc bệnh… Khi ấy, bạn nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ (6 tháng/lần) để giúp phát hiện bệnh sớm từ đó có phương pháp xử trí hiệu quả, ngăn không cho bệnh tiến triển.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.