Các dấu hiệu viêm gan C rất khó nhận biết và thường bị bỏ qua do có nét giống cảm cúm thông thường. Trong trường hợp bệnh không được phát hiện và điều trị có thể diễn biến xấu dẫn tới viêm gan mãn tính. Vậy những dấu hiệu nào cảnh báo bạn đang bị viêm gan C?
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu viêm gan C điển hình
1. Bệnh viêm gan C là gì?
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu viêm gan C, ta nên hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Viêm gan C là bệnh do virus gây ra và lan rộng trên toàn thế giới. Virus viêm gan C được chia thành 6 kiểu gen. Kiểu gen không quyết định bệnh nặng hay nhẹ nhưng ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh của bạn như thế nào. Xét nghiệm máu giúp xác định kiểu gen chính xác nhất.
– Kiểu gen 1: Chủ yếu được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Có tới gần 70% người bị viêm gan C ở hai vùng này bị nhiễm kiểu gen 1. Loại gen này rất khó điều trị và cần tới một năm mới có thể diệt sạch virus.
– Kiểu gen 2 và 3 dễ điều trị hơn thường xuất hiện ở vùng Viễn Đông và Úc. Mất khoảng nửa năm để điều trị.
– Kiểu gen 4 thường gặp ở Châu Phi và có thời gian điều trị dài như kiểu gen 1. Có tới 90% người bị viêm gan C ở Châu Phi và Trung Đông nhiễm kiểu gen 4.
– Kiểu gen 5 và 6 hiếm gặp hơn và thời gian điều trị trong khoảng 48 tuần. Ở Việt Nam kiểu gen 6 chiếm tỷ lệ cao khoảng hơn 20%.
Cơ thể không thể hoạt động tốt nếu thiếu đi bất cứ một bộ phận nào. Gan có chức năng lọc thải độc tố vì vậy vô cùng quan trọng. Virus viêm gan C có thể âm thầm tiến triển trong nhiều năm. Việc phát hiện và điều trị bệnh sớm vô cùng quan trọng vì chúng quyết định tỷ lệ chữa bệnh thành công.
Viêm gan C được chia ra nhiều loại gen
2. Các dấu hiệu viêm gan C
Các dấu hiệu của viêm gan C khi mới nhiễm thường không rõ ràng. Người bệnh thường chỉ cảm thấy mệt mỏi, khó tiêu, ăn uống không ngon miệng,…Nhiều người cho rằng đó là dấu hiệu của bệnh cảm cúm thông thường. Tuy nhiên khi bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với các dấu hiệu đặc trưng.
2.1 Ngứa
Ngứa là một hiện tượng thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Có thể bạn chưa biết nhưng ngứa cũng là triệu chứng của bệnh viêm gan C. Bệnh nhân có cảm giác ngứa ngáy khó chịu khắp cơ thể nhưng không hiện nốt hay biểu hiện gì trên da. Các cơn ngứa thay đổi theo từng thời điểm trong ngày. Người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội vào buổi chiều hoặc đêm ở lòng bàn tay, bàn chân.
Nguyên nhân của hiện tượng này là do mật di chuyển từ ống mật tới ruột non bị nghẽn lại. Ảnh hưởng tới sự vận hành, lưu thông tự nhiên trong cơ thể gây ngứa ngáy.
2.2 Thường có cảm giác đau vùng bụng phải dưới xương sườn là dấu hiệu viêm gan C điển hình
Một trong những dấu hiệu điển hình của viêm gan C là có cảm giác đau bên phải khoang bụng. Đây chính là vị trí của gan. Cơn đau sẽ có xu hướng kéo dài và ngày càng tăng vì khi gan gặp vấn đề thì sẽ có kích thước lớn hơn do hình thành các khối u, áp xe.
2.3 Vàng da, móng hoặc lòng trắng mắt
Dấu hiệu viêm gan điển hình chính là vàng da. Da của người bệnh sẽ có màu vàng hơn hẳn so với những người khỏe mạnh. Khi bệnh đã trở nặng, móng tay, móng chân, thậm chí cả lòng trắng của mắt cũng ngả vàng. Lý do xảy ra hiện tượng này là do gan không chuyển hóa và đào thải được sắc tố mật (bilirubin).
Khi gan khỏe mạnh, bilirubin trong máu sẽ được gan chuyển hóa để hấp thụ sau đó bài tiết ra khỏi cơ thể. Nhưng khi gan không hoạt động tốt sẽ không đào thải được bilirubin ra ngoài cơ thể. Lâu dần chúng được tích tụ nhiều trong máu gây vàng da, vàng móng,…
2.4 Một trong những dấu hiệu viêm gan C là nước tiểu có màu vàng đậm
Nước tiểu có màu vàng sậm có thể do nguyên nhân chủ quan và khách quan. Khi dùng một số loại thuốc kháng sinh cũng có thể khiến nước tiểu có màu khác lạ. Trường hợp uống không đủ nước cũng khiến nước tiểu sậm màu hơn bình thường. Loại trừ hai trường hợp kể trên, nếu thấy nước tiểu có màu vàng đậm hoặc phân bạc màu thì rất có thể bạn đang bị viêm gan C.
Viêm gan C mãn tính có những triệu chứng rõ ràng nhưng khi này bệnh đã nặng và khó chữa. Bạn nên chú ý hơn đến những thay đổi của cơ thể để không bỏ lỡ bất cứ dấu hiệu bất thường nào.
Vàng mắt là dấu hiệu viêm gan C thường thấy
3. Cách điều trị bệnh
Hiện nay có hai loại thuốc được cho phép sử dụng để điều trị viêm gan C đó là Interferon và Ribavirin.
3.1 Interferon
Interferon là loại protein tự nhiên do cơ thể sản sinh ra để chống lại virus. Tuy nhiên khi cơ thể gặp vấn đề sẽ không sản xuất đủ Interferon để chống lại virus viêm gan C. Việc sử dụng Interferon như là một cách bổ sung để cơ thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Interferon chỉ sử dụng được qua đường tiêm dưới da vì protein sẽ bị phá hủy qua đường tiêu hóa.
Có 2 dạng Interferon thông dụng:
– Interferon thường – Dễ bị cơ thể phân hủy nhanh chóng nên cần tiêm ít nhất 3 lần/tuần.
– “Pegylated” Interferon là dạng Interferon được kết hợp với PEG: Poly Ethylene Glycol.
Thuốc dạng này đã được bào chế để có tác dụng diệt virus kéo dài hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định tiêm lượng thuốc vừa đủ để diệt virus. Dạng Interferon này có hiệu quả tốt hơn loại thông thường vì vậy chỉ cần tiêm 1 mũi mỗi tuần.
Theo các nghiên cứu thì Interferon nên kết hợp với loại thuốc khác để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Ribavirin chính là loại thuốc phù hợp.
3.2 Ribavirin
Ribavirin được bào chế dưới dạng viên nang và viên nén với liều lượng uống 2 lần/ngày. Ribavirin giúp tăng cường hiệu quả điều trị của interferon khi được kết hợp. Không những vậy, chúng còn giúp giảm khả năng tái nhiễm bệnh. Nếu chỉ sử dụng Ribavirin đơn lẻ thì khó có khả năng diệt virus.
Việc sử dụng loại thuốc nào cần sự tư vấn của bác sĩ. Một số trường hợp người bệnh không thể sử dụng Ribavirin vì một lý do nào đó sẽ được chỉ định dùng nhóm Interferon. Phụ nữ mang thai không thể sử dụng hai loại thuốc trên vì sẽ gây dị tật cho thai nhi.
Tìm hiểu thêm: Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?
Điều trị bệnh bằng các loại thuốc phù hợp
LƯU Ý: Những thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa được khám và bác sĩ kê đơn. Đặc biệt, khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt để được điều trị hiệu quả.
4. Phòng bệnh viêm gan C thế nào?
Thay vì để có bệnh mới chữa thì ta có thể thực hiện một số biện pháp phòng ngừa. Một trong những cách phòng bệnh hiệu quả như:
– Không tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm bệnh. Trường hợp làm việc trong ngành y tế, nghiên cứu cần có biện pháp bảo hộ để tránh lây nhiễm.
– Không dùng chung kim tiêm, kim châm cứu, kim truyền,…
– Khi biết đối tác bị viêm gan cần sử dụng bao cao su để tự bảo vệ bản thân.
– Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như: Dao cạo, bàn chải đánh răng,…
– Tạo thói quen khám bệnh định kỳ ngay cả khi khỏe mạnh để tầm soát và phát hiện sớm các bệnh lý.
>>>>>Xem thêm: Xơ gan độ 3 sống được bao lâu? Giải đáp từ chuyên gia
Tuyệt đối không dùng chung kim tiêm để tránh lây lan bệnh viêm gan C
Biết rõ các dấu hiệu viêm gan C sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh để có phương pháp chữa trị kịp thời. Điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo những yêu cầu của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.