Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết

Dụng cụ lấy cao răng không chỉ giải quyết vấn đề tình trạng mảng bám và cao răng, mà còn được sử dụng thường xuyên để làm sạch răng miệng. Đây cũng là những hoạt động cơ bản và cần thiết nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nha chu và các bệnh lý răng miệng.

Bạn đang đọc: Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết

1. Các dụng cụ để lấy cao răng cơ bản được nha sĩ sử dụng trong dịch vụ chăm sóc răng miệng

Cao răng, mảng bám là những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng viêm nướu lợi và gây mất thẩm mỹ cho hàm răng. Chính vì thế, việc lấy cao răng là điều cần thiết thực hiện để chăm sóc sức khỏe răng miệng và đảm bảo nụ cười trắng sáng cho chúng ta.

Tại các cơ sở nha khoa, nha sĩ sẽ sử dụng những dụng cụ chuyên dụng để lấy cao răng và đảm bảo việc lấy cao răng sạch sẽ, thuận lợi, an toàn cho người bệnh.

Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết

Bộ dụng cụ nhằm loại bỏ cao răng bằng tay

1.1. Máy lấy cao răng

Tùy từng cơ sở mà sẽ có thiết bị máy lấy cao răng khác nhau. Hiện nay, các cơ sở nha khoa thường sử dụng máy lấy cao răng sử dụng sóng âm tần loại bỏ cao răng, tránh gây những tổn thương cho nướu lợi và chân răng, mà lại lại bỏ dễ dàng cao răng, mảng bám.

1.2. Dụng cụ làm sạch

Dụng cụ làm sạch răng có thiết kế với một đầu mảnh, sắc nhọn và một đầu thiết kế linh hoạt thuận tiện cho nha sĩ cầm nắm để dễ dàng thao tác làm sạch cao răng.

1.3. Gương soi

Một vật không thể thiếu trong nha khoa và kỹ thuật lấy cao răng, đó là gương soi cầm tay, nhằm giúp nha sĩ thấy rõ mọi vị trí răng, nhất là khu vực răng hàm khó nhìn trực tiếp.

1.4. Dụng cụ dùng để đo độ sâu của túi nha chu

Trong tình trạng mảng bám và cao răng quá nhiều cùng bệnh lý viêm lợi, viêm nha chu, nha sĩ sẽ dùng thám trâm nha chu để đo khoảng cách giữa nướu và răng, từ đó đưa ta những giải pháp điều trị cần thiết cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân.

2. Có nên mua dụng cụ và tự thực hiện lấy cao răng tại nhà?

Nhiều người thường nghĩ rằng, sẽ mua máy lấy cao răng và dụng cụ về để sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, cần hết sức cân nhắc điều này bởi bạn có thể dễ dàng mua bộ dụng cụ này nhưng khá khó khăn để sử dụng chúng và sử dụng đúng cách.

Máy lấy cao răng được thiết kế chuyên biệt, được thực hiện bởi các nha sĩ có kinh nghiệm chuyên môn nhằm tránh những tác động xấu đến răng lợi. Bên cạnh đó, việc sử dụng các dụng cụ lấy cao răng nếu không cẩn thận có thể gây những tổn thương đến lợi, khiến khoảng cách các răng xa hơn, hoặc sử dụng thiết bị sai cách. Bên cạnh đó, mọi dịch vụ nha khoa cũng đều được khuyến cáo rằng: cần học tập, rèn luyện kỹ năng cũng như có kiến thức am hiểu nhất định mới có thể thực hiện được.

Do đó, lời khuyên của nha sĩ là: bạn không nên tự mua dụng cụ để tự lấy cao răng tại nhà. Thay vào đó, nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để được lấy cao răng đúng kỹ thuật, phòng ngừa các bệnh lý răng miệng. Thêm nữa, việc được các bác sĩ nha khoa thăm khám sẽ dự phòng giúp bạn những tình huống bệnh răng miệng có thể xảy ra, giúp công tác phòng và điều trị bệnh răng miệng của bạn đơn giản và dễ dàng hơn.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp thể nhú nguyên nhân do đâu?

Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết

Thăm khám nha khoa giúp răng được vệ sinh, kiểm soát các vấn đề răng miệng của bạn tốt hơn

3. Chăm sóc răng miệng, hạn chế cao răng và phòng bệnh ngay tại nhà

Dù được khuyến cáo không nên mua các thiết bị dụng cụ nhằm lấy cao răng tại nhà, nhưng bạn hoàn toàn có thể xây dựng cho mình phương pháp làm sạch, hạn chế cao răng và phòng các bệnh lý về răng lợi hiệu quả bằng cách cách thiết thực.

3.1. Vệ sinh răng miệng

– Đánh răng mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ ban tối. Khi đánh răng, cần đảm bảo đúng kỹ thuật, đánh răng kỹ mọi vị trí mặt trước, mặt nhai, mặt trong, nhưng không tác động lực chà sát quá mạnh làm ảnh hưởng đến nướu lợi. Bàn chải đánh răng cần mềm, sợi mảnh, được ngâm rửa kỹ sau mỗi lần vệ sinh răng miệng và thay mới 3 tháng 1 lần. Khi đánh răng cũng cần kết hợp chải lưỡi để làm sạch vi khuẩn còn sót trên mặt lưỡi và ngăn ngừa tình trạng hôi miệng.
– Vệ sinh răng miệng sau khi ăn đúng cách bằng cách: nếu đánh răng sau khi ăn, cần cách ít nhất 30 phút để tránh hỏng men răng; nên vệ sinh bằng nước súc miệng y tế và chỉ nha khoa. Khi sử dụng nước súc miệng, không dùng quá 2-3 lần mỗi ngày và không nên ăn ngay sau khi dùng nước súc miệng.
– Dùng kem đánh răng có chứa Flour sẽ bảo vệ răng miệng tốt hơn so với các loại kem đánh răng khác, bởi chất này giúp hình thành xương, ngăn ngừa sâu răng, và làm sạch răng, loại bỏ tác nhân có hại. Tuy nhiên, mỗi độ tuổi sẽ có mức sử dụng kem đánh răng khác nhau.

3.2. Chế độ chăm sóc răng miệng

Nha sĩ khuyên bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để luôn kiểm soát tốt tình trạng răng miệng, phát hiện sớm nguy cơ và các bệnh lý răng miệng để can thiệp kịp thời. Tại các buổi khám răng, lấy cao răng, bệnh nhân cũng sẽ được vệ sinh răng miệng sạch sẽ và được tư vấn phù hợp, giúp bảo vệ các vấn đề sức khỏe răng lợi tốt hơn.

Các dụng cụ lấy cao răng bạn nên biết

>>>>>Xem thêm: Điều trị ngứa vùng kín khi mang thai tháng cuối

Khám nha khoa định kỳ để được chăm sóc răng miệng đúng cách

Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý như: tránh các thực phẩm nhiều đường, màu đậm, có đặc tính dính bám trên bề mặt răng. Nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả, các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và canxi để răng chắc khỏe và hạn chế mảng bám.

Ngoài ra, nên chú ý rằng, các dụng cụ lấy cao răng được các nha sĩ kinh nghiệm, có chuyên môn sử dụng. Bạn có thể đến các phòng khám, bệnh viện răng hàm mặt để vệ sinh, lấy cao răng khi cần chứ không nên tự mua về sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý vệ sinh và chăm sóc răng cẩn thận để hạn chế vấn đề mảng bám trong sinh hoạt. ăn uống hằng ngày nhằm cảnh giác với các bệnh lý niêm nướu lợi và việc mất thẩm mỹ của răng do xỉn màu, ố vàng. Nên thăm khám nha khoa định kỳ để theo dõi và chăm sóc sức khỏe răng lợi tốt nhất cho bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *