Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn

Glôcôm còn được gọi bằng tên khác là thiên đầu thống. Bệnh này gây ra những ảnh hưởng lớn tới thị lực của người mắc phải. Nếu những triệu chứng ở các giai đoạn bệnh glôcôm không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra mất thị lực hoàn toàn.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn

1. Định nghĩa bệnh Glôcôm

Glôcôm là một trong những nguyên nhân dẫn tới mất thị lực ở nước ta. Đây là bệnh lý của đầu dây thần kinh thị giác, tiến triển mạn tính gây tổn hại thần kinh thị giác bằng cơ chế làm tăng áp lực (nhãn áp) trong mắt.

Bệnh gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng vì là nguyên nhân chủ yếu gây mù lòa vĩnh viễn tại nước ta hiện nay. Bệnh Glôcôm có tính nguy hiểm cao, không có loại thuốc đặc trị hay phẫu thuật nào có thể giúp hồi phục hoàn toàn những tổn thương chức năng và thực thể do glôcôm gây ra.

Bệnh lý Glôcôm được chia làm 2 loại chính bao gồm:

–  Glôcôm góc đóng nguyên phát: Xảy ra do góc thoát thủy dịch của mắt bị đóng hoàn toàn.

–  Glôcôm góc mở nguyên phát: Xảy ra do bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thủy dịch khiến tăng áp suất mắt.

Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn

Glôcôm là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất thị lực ở nước ta hiện nay

2. Đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh Glôcôm

Glôcôm là bệnh không phân biệt lứa tuổi và chủng tộc. Tuy nhiên, có một số nhóm người dễ mắc bệnh và cần chủ động kiểm tra thị lực thường xuyên là:

– Người trên 40 tuổi.

– Người đang mắc bệnh tiểu đường hoặc tăng huyết áp.

– Người có người thân bị mắc căn bệnh này.

– Bẩm sinh hoặc do có tổn thương ở bên trong mắt.

– Người từng sử dụng thuốc nhóm steroid đường toàn thân hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt trong khoảng thời gian dài

– Người bị cận thị nặng hoặc từng gặp chấn thương/phẫu thuật mắt.

3. Dấu hiệu nhận biết tại các giai đoạn bệnh glôcôm

3.1. Triệu chứng cơ bản thường gặp ở các giai đoạn bệnh glôcôm

Bệnh glocom có nhiều thể bệnh và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, bệnh lý này không có biểu hiện rõ ràng và thường dễ bị bỏ qua như:

– Nhức mắt, nặng mắt thoáng qua: Bệnh lý này xuất hiện âm thầm, phát triển chậm trong một thời gian dài. Một số người bệnh khác thậm chí không cảm thấy đau hay nhức mắt.

– Mờ mắt thoáng qua: Nhìn mờ như sương mù hoặc nhìn nhòe trong thời gian ngắn.

– Nhìn thấy hào quang: Người bệnh có thể nhìn thấy quầng sáng xanh đỏ khi nhìn vào đèn. Tình trạng này có thể kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu bị rối loạn thị giác và cách chữa hiệu quả?

Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn

Bệnh glocom có nhiều thể bệnh và có các dấu hiệu nhận biết khác nhau

3.2. Triệu chứng đặc hiệu của các giai đoạn bệnh glôcôm

Các giai đoạn bệnh glôcôm sẽ có những triệu chứng với độ đặc hiệu khác nhau như:

Glocom góc đóng cơn cấp

– Đau hoặc nhức mắt đột ngột, lan lên đỉnh đầu.

– Mắt đỏ, mi sưng nề, nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt.

– Giác mạc phù nề, đồng tử giãn méo, mất phản xạ.

– Nhãn áp tăng cao, khi sờ vào thì nhãn cầu căng cứng như hòn bi.

– Hoặc gặp triệu chứng toàn thân như: Buồn nôn, vã mồ hôi, đau bụng, tiêu chảy… Đa số người bệnh sẽ nhầm tưởng đây là những biểu hiện của cảm sốt nên chủ quan không kiểm tra và điều trị sớm.

Glôcôm góc đóng bán cấp

– Các dấu hiệu tương tự với glocom góc đóng cơn cấp những mức độ nặng hơn, đôi khi thoáng qua cơn nhức mắt, nhức đầu, nhìn mờ.

– Khi cơn đau này qua, thị lực trở về trạng thái bình thường nhưng mức độ và tần suất lặp lại tăng dần và thị lực ngày càng bị suy giảm.

Glôcôm góc đóng mạn tính

– Bệnh có những dấu hiệu thầm lặng.

– Người bệnh không có tình trạng đau nhức mắt, chỉ có dấu hiệu nhìn mờ dần. Đôi khi có thể phát hiện được do tình cờ bịt một mắt thấy mắt kia không nhìn thấy.

– Đa số người bệnh khi khám thì thị lực đã giảm nặng hoặc mắt thị lực hoàn toàn.

Glôcôm góc mở

Ngoài glôcôm góc đóng thì glôcôm góc mở cũng tiến triển âm thầm theo từng giai đoạn nên dẫn tới phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khó hơn. Phần lớn bệnh nhân sẽ không thấy bị nhức đầu, nhức mắt mà có các dấu hiệu này xảy ra trong thời gian ngắn rồi tự biến mất như:

– Căng tức hoặc nặng vùng mắt biểu hiện thoáng qua.

– Nhìn mờ cảm thấy có màn sương phủ trước mắt.

4. Cách để ngăn ngừa bệnh Glôcôm phát triển

Khi có một hoặc cùng lúc xuất hiện các triệu chứng được đề cập ở mục trên, người bệnh cần tới cơ sở y tế để kiểm tra và chẩn đoán xem mình có bị mắc phải căn bệnh này hay không.

Đối với người có yếu tố nguy cơ dễ mắc bệnh cần chủ động thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh.

Hiện nay phương pháp điều trị Glôcôm đó là thực hiện phẫu thuật. Tùy mỗi thể trạng hay tình trạng bệnh ở từng người mà bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp phù hợp nhất.

Để có thể phòng ngừa Glôcôm một cách kịp thời, nhất là với đối tượng có nguy cơ cao, bạn nên lưu ý một số điều như:

– Từ 40 tuổi trở lên hoặc có yếu tố nguy cơ như di truyền nên thăm khám mắt thường xuyên.

– Glôcôm góc mở nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể ngăn ngừa suy giảm thị lực.

– Glôcôm góc đóng có khả năng phòng ngừa cao hơn và giảm những biến chứng ảnh hưởng tới thị lực của người bệnh như mất thị lực.

– Những đối tượng mắc bệnh đái tháo đường, cao huyết áp cần có phương pháp điều trị phù hợp để ổn định đường huyết, huyết áp ở mức bình thường. Nên kiểm tra đáy mắt định kỳ nhằm phát hiện sớm tình trạng thiếu máu do bệnh lý này gây ra để điều trị sớm.

– Không lạm dụng các loại thuốc nhóm corticoid để nhỏ mắt nhiều, nên điều trị các bệnh về mắt theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho mắt như: Vitamin A, B, C, E, Omega 3…

Các giai đoạn bệnh glôcôm và triệu chứng tại mỗi giai đoạn

>>>>>Xem thêm: 5 mẹo chọn tròng kính mắt tốt. Bạn đã biết?

Chủ động thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ hàng năm để phát hiện sớm bệnh lý nguy hiểm

Có thể thấy rằng căn bệnh này gây mất thị lực vĩnh viễn, do đó phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi thần kinh thị giác chưa bị tổn thương nhiều sẽ bảo tồn được thị giác tốt hơn. Vì vậy, bạn không nên chủ quan đối với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong cơ thể bởi đây có thể là sự cảnh báo của các giai đoạn bệnh glôcôm. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm cho bạn đọc những thông tin bổ ích và cần thiết về căn bệnh này. Nếu còn câu hỏi nào cần giải đáp bạn có thể liên hệ tới Hệ thống y tế Thu Cúc TCI để nhận tư vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *