Đột quỵ não là bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong nằm trong top đầu, đồng thời bệnh cũng có thể dẫn tới mất các chức năng não bộ nhanh chóng với hai dạng: đột quỵ nhồi máu não và đột quỵ xuất huyết não. Đột quỵ thường để lại nhiều di chứng nặng nề và bởi những tổn thương ở các phần khác nhau trong não và ảnh hưởng tới vận động và ý thức. Do đó, việc phục hồi lại chức năng cơ thể và các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não là yếu tố vô cùng quan trọng để cải thiện sức khỏe.
Bạn đang đọc: Các giai đoạn phục hồi chức năng sau đột quỵ não
1. Khái quát chung về tình trạng đột quỵ não
Đột quỵ não(tai biến mạch máu não) xảy ra bởi sự tổn thương trong mạch máu ở não đột ngột bởi tắc nghẽn mạch máu hay vỡ mạch máu dẫn tới thiếu oxy lên não. Triệu chứng của bệnh thường tổn tại khoảng 24 giờ hoặc dẫn tới tử vong nhanh chóng mà không bởi chấn thương.
Đột quỵ não được chia thành: đột quỵ nhồi máu não bởi tắc nghẽn động mạch não hay xuất huyết não bởi vỡ mạch máu não khiến máu chảy vào trong não. Trong đó, tình trạng đột quỵ nhồi máu não chiếm tỷ lệ mắc cao hơn. Những yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ não bao gồm:
– Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao khiến tổn thương trong thành mạch làm tính thấm thành mạch tăng khiến hình thành và phát triển xơ vữa động mạch. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ. Do đó, cần kiểm soát mức huyết áp ổn định để ngăn chặn đột quỵ cũng như các bệnh lý khác.
– Đái tháo đường: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn tới đột quỵ não cục bộ.
– Tăng lipid trong máu: Đây là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch gây đột quỵ não.
Tăng lipid trong máu là nguyên nhân hình thành các mảng xơ vữa động mạch dẫn tới đột quỵ xảy ra
– Tim mạch: Những bệnh liên quan tới tuần hoàn trong cơ thể như rung nhĩ, hẹp van 2 lá, nhồi máu cơ tim, viêm màng tim, bệnh cơ tim,,, thường làm khả năng đột quỵ tăng cao hơn.
– Thói quen hút thuốc lá: Thói quen này khiến nồng độ HDL trong máu giảm và khiến tổn thương nội mạc thành mạch khiến hình thành xơ vữa trong mạch máu, tăng nguy cơ đột quỵ não.
– Nghiện rượu bia: Tình trạng ngộ độc rượu thể cấp tính hoặc mạn tính có thể dẫn tới đột quỵ.
– Béo phì: Người béo phì có nguy cơ tim mạch cao hơn người bình thường và đó có thể là nguyên nhân dẫn tới đột quỵ não.
– Tiền sử bệnh tai biến mạch máu não thoáng qua hoặc đã từng đột quỵ não.
– Hẹp động mạch cảnh: Tình trạng xơ vữa động mạch cảnh có thể khiến nguy cơ đột quỵ xuất hiện cao hơn.
2. Tìm hiểu về những giai đoạn phục hồi sau khi đột quỵ
2.1 Đánh giá về các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não
Đột quỵ não có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ tổn thương não bộ, thời gian điều trị nhanh hay muộn, chăm sóc và điều trị với phác đồ hợp lý không… Thời gian phục hồi của bệnh thường không cố định, có thể là một vài ngày, một vài tháng hay năm.
Nhiều bệnh nhân đột quỵ não có những di chứng và ảnh hưởng nặng nề, thậm chí không thể tự sinh hoạt hay vận động khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Bệnh nhân có thể tử vong nếu như mắc bệnh hoặc gặp phải những di chứng như: liệt nửa người hoặc liệt tứ chi, tay chân tê yếu, ngôn ngữ rối loạn, khó nuốt hoặc sặc khi ăn uống, biến chứng viêm phổi, cảm giác rối loạn, mất giảm giác, chức năng tư duy hoặc ghi nhớ kém…
Tìm hiểu thêm: Có những nguyên nhân nào gây ra bệnh mất ngủ?
Bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế thăm khám ngay để đánh giá triệu chứng nghi ngờ đột quỵ
2.2 Các giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não là gì?
– Giai đoạn cấp và tối cấp: khoảng 24 giờ đầu tiên sau khi đột quỵ xảy ra được coi là giai đoạn cấp tính trong cấp cứu và điều trị. Giai đoạn này cần được can thiệp cấp cứu sớm và hồi sức để duy trì sự sống để giữ dấu hiệu sinh tồn ổn định.
– Giai đoạn hồi phục sớm: sau 24 giờ đầu tiên đến khoảng 3 tháng đầu:
Bệnh nhân cần được điều trị nội khoa kết hợp tập phục hồi chức năng để cơ thể phục hồi nhanh và hiệu quả điều trị cao.
Lưu ý về việc hạn chế biến chứng như viêm phổi, teo cơ hoặc loét tỳ đè bởi bệnh nhân nằm nhiều. Bệnh nhân và người nhà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.
– Giai đoạn phục hồi muộn: 3-6 tháng sau đột quỵ
Trong giai đoạn phục hồi sau đột quỵ này, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt để có tỷ lệ phục hồi cao hơn. Đây cũng là giai đoạn bệnh nhân đã ổn định về cảm xúc và tâm lý sau đột quỵ nên cần động viên và quan tâm để bệnh nhân có động lực tập luyện.
– Giai đoạn mạn tính: khoảng 6 tháng sau đột quỵ
Bệnh nhân có thể ổn định hơn, vẫn duy trì tập phục hồi chức năng và hòa nhập xã hội.
Tuy nhiên, để đánh giá mức độ thành công sau phục hồi chức năng của người bệnh đột quỵ não cần dựa trên nhiều yếu tố như:
– Mức độ thương tổn của não bộ sau khi mắc phải đột quỵ, tổn thương càng lớn thì khả năng phục hồi não bộ càng có tỷ lệ thấp hơn
– Thời gian bệnh nhân được can thiệp cấp cứu, hồi sức tích cực hoặc điều trị. Bệnh nhân càng được cấp cứu sớm, càng có khả năng hồi phục tốt hơn
>>>>>Xem thêm: Mất ngủ đau đầu buồn nôn coi chừng u màng não
Thời gian bệnh nhân được cấp cứu sau đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau này
– Độ tuổi của người bệnh, người già thường có xu hướng hồi phục chậm hơn so với người trẻ tuổi
– Mức độ luyện tập thường xuyên hoặc động lực tập luyện của người bệnh
– Thể trạng sức khỏe nền và tâm lý của người bệnh có ổn định hay không
– Sự hỗ trợ, quan tâm giúp đỡ từ người thân, gia đình hoặc bạn bè người bệnh.
Phục hồi chức năng được xem là một phần không thể thiếu trong điều trị đột quỵ não. Bệnh nhân tập trong những giai đoạn phục hồi sau đột quỵ não khác nhau sẽ có hiệu quả khác nhau. Điều quan trọng là người bệnh nên tập càng sớm càng tốt để cải thiện sức khỏe và nhanh chóng hoạt động độc lập, tự sinh hoạt và hòa nhập với cộng đồng trong thời gian sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.