Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

Viêm gan B cấp tính khi ở giai đoạn ban đầu thường rất khó phát hiện, các triệu chứng không rõ ràng. Nếu người bị bệnh chủ quan không điều trị sẽ khiến viêm gan chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biến chứng nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

1. Viêm gan B cấp tính là gì ?

Viêm gan B cấp tính được xác định là giai đoạn đầu của bệnh do virus viêm gan B gây ra. Bệnh thường phát sinh đột ngột trong thời gian ngắn khoảng 6 tháng khi cơ thể nhiễm virus HBV. Hầu hết những người mắc bệnh ở giai đoạn này chỉ có triệu chứng nhẹ thậm chí là không có biểu hiện gì. Tuy nhiên nếu để bệnh kéo dài qua nhiều năm có thể biến chuyển thành viêm gan B mãn tính, suy gan,…

Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

Viêm gan B cấp tính thường bộc phát trong thời gian ngắn

2. Các triệu chứng mắc bệnh viêm gan B cấp tính thường gặp

Các dấu hiệu của viêm gan B cấp tính chỉ xuất hiện rõ ràng khi bệnh đã phát triển một thời gian và có xu hướng ngày càng nặng. Bệnh nhân có thể có một trong số các triệu chứng hoặc có tất cả các biểu hiện.

– Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng.

– Người nôn nao, khó chịu.

– Có thể sốt nhẹ về buổi chiều.

– Thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau nhói ở vùng dưới xương sườn bên phải ổ bụng.

– Đau nhức xương khớp.

– Thay đổi sắc tố da chuyển sang màu vàng.

Các triệu chứng của viêm gan B cấp tính đôi khi bị nhầm tưởng là cảm cúm hay suy nhược cơ thể.

3. Tỷ lệ các trường hợp viêm gan cấp tính trở thành mãn tính

Theo số liệu thống kê, có khoảng 90% những người bị viêm gan giai đoạn cấp tính có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Số còn lại bệnh sẽ tiến triển thành viêm gan B mãn tính. Nếu không may mắn bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm có khả năng gây tử vong.

Việc người bị viêm gan B cấp tính có khả năng trở thành mãn tính hay không còn phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của người bệnh.

3.1. Đối với các bé sơ sinh và trẻ em

Gần 90% trẻ bị nhiễm virus viêm gan B trong năm đầu tiên của cuộc sống trở thành viêm gan B mãn tính. Khoảng 30-50% trẻ em bị nhiễm trước khi 6 tuổi bị nhiễm trùng mãn tính.

3.2. Viêm gan B cấp tính ở người lớn

Khoảng 10% số người trưởng thành khỏe mạnh bị nhiễm HBV trở thành viêm gan B mạn tính. Khoảng 20-30% người trưởng thành bị nhiễm HBV mạn tính sẽ phát triển xơ gan và/hoặc ung thư gan.

Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

Tỷ lệ lây bệnh ở trẻ em và người lớn không giống nhau

4. Tiến triển của bệnh viêm gan B cấp tính

Virus viêm gan B sau khi xâm nhập vào cơ thể có thể phát triển hoặc giảm đi phụ thuộc và nhiều yếu tố: Phản ứng miễn dịch của cơ thể, thời gian phát hiện bệnh,…

4.1. Viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan tối cấp

Giai đoạn này gan bị tổn thương nặng nề dẫn tới suy gan cấp. Nếu bệnh không được phát hiện sớm điều trị kịp thời có thể gây tử vong. Tuy nhiên trường hợp viêm gan B cấp tính tiến triển thành viêm gan tối cấp rất hiếm. Tỷ lệ xảy ra chỉ chiếm 1%.

4.2. Gan phục hồi sau nhiễm trùng và tạo ra miễn dịch bảo vệ

Cơ thể sẽ đào thải virus HBV sau vài tháng và tạo được miễn dịch bảo vệ gan suốt đời. Hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa khỏi viêm gan B cấp tính mà chỉ có thuốc hỗ trợ trong việc điều trị.

4.3. Tiến triển thành viêm gan B mãn tính

Khi cơ thể không thể loại bỏ virus gây bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Bệnh nhân bị viêm gan mãn tính có  thể dùng thuốc kháng virus để chữa trị. Nhưng ở giai đoạn mãn tính người bệnh cần theo dõi và khám sàng lọc ung thư gan định kỳ. Việc làm này giúp ích rất nhiều trong việc phát hiện nguy cơ bệnh sớm để điều trị. Theo thống kê có khoảng 1/4 những người bị viêm gan B có thể tử vong do suy gan, xơ gan, ung thư gan.

5. Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán viêm gan B

Với sự tiến bộ của y học hiện nay có nhiều phương pháp xét nghiệm phát hiện viêm gan B. Các bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định bệnh nhân lựa chọn phương pháp phù hợp.

5.1. Xét nghiệm chỉ số men gan (ALT)

Khi chỉ số ALT tăng cao báo hiệu gan đang gặp vấn đề. Nếu men gan không có thay đổi bất thường thì không cần làm thêm các xét nghiệm khác. Trừ khi người bệnh có các biểu hiện xơ gan hoặc đang điều trị ung thư. Cách này nên thực hiện định kỳ 6 tháng 1 lần.

5.2. Xét nghiệm tải lượng vi rút bằng PCR (xét nghiệm HBV DNA)

Xét nghiệm giúp đo lượng virus tồn tại trong máu. Nếu kết quả có ALT cao chứng tỏ lượng virus càng nhiều. Bên cạnh đó khẳng định tổn thương gan có phải do virus viêm gan gây ra hay không.

5.3. Xét nghiệm HBeAg và anti-HBe

Sau khi có kết quả xét nghiệm bạn đã bị viêm gan B mãn tính sẽ tiến hành xét nghiệm HBeAg. Xét nghiệm này đánh giá mức độ hoạt động của virus đồng thời gián tiếp phản ánh kết quả tải lượng virus trong máu. Nếu có kết quả HBeAg(+) thì nên thực hiện xét nghiệm lại hàng năm để đánh giá mức độ hoạt động của virus. Nếu chỉ số HBeAg chuyển từ + sang – và xuất hiện anti-HBe là dấu hiệu cơ thể đáp ứng với thuốc. Tuy nhiên như vậy chưa có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh mà vẫn nên tiếp tục điều trị.

5.4. Số lượng tiểu cầu và albumin

Mức albumin thấp (

5.5. Sinh thiết gan

Đây là cách dùng thủ thuật xâm lấn nên không khuyến khích sử dụng rộng rãi. Một số trường hợp sinh thiết gan được thực hiện để đưa ra quyết định điều trị ở bệnh nhân có men gan tăng nhẹ, không liên tục. Nếu chắc chắn đã nhiễm bệnh thì không cần sinh thiết.

Tìm hiểu thêm: Chỉ số men gan GGT tăng gấp đôi có nguy hiểm không?

Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

Hiện nay có nhiều loại xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác viêm gan B

6. Cách điều trị viêm gan B cấp tính và các lưu ý

Khi mắc viêm gan B cấp tính, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh sử dụng thuốc thì bệnh nhân cần chú ý tới chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi.

6.1. Chế độ ăn uống khoa học

Gan sẽ bị tàn phá nặng nề do virus viêm gan B gây ra. Vì vậy việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là điều quan trọng hơn bao giờ hết. Người bệnh nên chia nhỏ các bữa ăn để hệ tiêu hóa không phải hoạt động quá sức. Nên ưu tiên sử dụng các thực phẩm dễ tiêu như: Chuối, cam, gạo lứt, rau xanh,…

Bên cạnh đó bệnh nhân cần hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, muối, nội tạng động vật,… Để đảm bảo sức khỏe, mọi người nên đổi sang ăn các loại dầu thực vật: Dầu oliu, dầu hướng dương,…

6.2. Chế độ nghỉ ngơi lành mạnh

Nghỉ ngơi điều độ sẽ hỗ trợ khá nhiều cho việc điều trị viêm gan B cấp tính. Để tăng sức đề kháng, người mắc bệnh nên kiên trì tập các môn thể thao nhẹ nhàng: Thiền, yoga, bơi lội,… Các môn thể thao này giúp kiểm soát cân nặng và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể trước các virus gây bệnh.

Công việc là quan trọng nhưng nên sắp xếp và cân bằng thời gian để tránh tình trạng căng thẳng diễn ra. Việc điều trị viêm gan B cấp tính có thể được rút ngắn nếu luôn giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ.

Các giai đoạn viêm gan B cấp tính và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Xơ gan có nguy hiểm không và gồm những giai đoạn nào?

Tiêm vắc xin là cách phòng viêm gan B hiệu quả

6.3 Lưu ý để phòng tránh bệnh

– Tiêm phòng vắc xin: Ngoài tiêm vắc xin viêm gan B thì mọi người cũng cần tiêm thêm thêm vắc xin viêm gan A để giảm nguy cơ gây hại cho gan.

– Hạn chế uống các chất có cồn, chất kích thích: Các độc tố trong rượu bia có thể thúc đẩy viêm gan sang suy gan, xơ gan.

– Một số loại thuốc sẽ gây hại cho gan vì vậy bệnh nhân cần trao đổi cùng bác sĩ trước khi sử dụng.

– Luôn nhớ sử dụng các biện pháp an toàn tình dục

– Tuyệt đối không dùng chung các đồ dùng vệ sinh cá nhân như: Bàn chải, dao cạo râu,…

– Người đang bị bệnh nếu có các vết thương hở cần băng bó cẩn thận để tránh lây nhiễm cho người khác. Họ cũng không nên tham gia hiến máu, hiến tạng,…

– Không dùng chung bơm kim tiêm, các loại kim trong lĩnh vực xăm mình, làm đẹp,…

Viêm gan B cấp tính tuy không quá nguy hiểm nhưng người bị bệnh cũng cần chú ý tới sức khỏe. Khi tình trạng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới viêm gan B mãn tính. Thực hiện tốt các biện pháp điều trị và phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *