Tiêu chảy là một vấn đề tiêu hóa phổ biến ở phụ nữ mang thai, thường do thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống hoặc nhiễm trùng. Mặc dù tiêu chảy thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây mất nước và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, việc lựa chọn thuốc tiêu chảy an toàn và hiệu quả là vô cùng quan trọng cho phụ nữ đang mang thai.
Bạn đang đọc: Các loại thuốc tiêu chảy cho mẹ bầu an toàn
1. Nguyên nhân và triệu chứng tiêu chảy ở phụ nữ mang thai
1.1. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai, bao gồm:
– Thay đổi nội tiết tố. Khi mang thai, lượng hormone progesterone tăng cao, có thể làm chậm nhu động ruột và dẫn đến táo bón. Tuy nhiên, Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể làm tăng tốc độ của hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
– Chế độ ăn uống trong thai kỳ cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy. Điển hình như bà bầu hay ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ,… sẽ kích thích hệ tiêu hóa mạnh.
– Nhiễm trùng do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy ở cả người bình thường và phụ nữ mang thai. Một số loại virus gây tiêu chảy phổ biến ở phụ nữ mang thai bao gồm rotavirus, norovirus và adenovirus. Vi khuẩn E. coli và Salmonella cũng có thể gây tiêu chảy ở phụ nữ mang thai.
– Dị ứng thực phẩm là một trong những thay đổi mà phụ nữ mang thai có thể gặp phải. Không ngoại trừ trường hợp có những thực phẩm dung nạp tốt trước đây nhưng cũng có thể gây đầy hơi, tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
– Sử dụng vitamin. Tuy vitamin được đánh giá tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng chúng cũng có thể làm rối loạn tiêu hóa của bà bầu và gây ra tiêu chảy.
– Căng thẳng kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và dẫn đến tiêu chảy.
Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy do nhiều nguyên nhân: thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn không lành mạnh, căng thẳng quá mức,…
1.2. Triệu chứng
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà bà bầu sẽ có triệu chứng sau:
– Đau bụng âm ỉ tại khu vực xung quanh rốn. Sau đó đau bụng dữ dội, mỗi cơn đau như vậy lại xuất hiện tiêu chảy. Khi đau bụng sẽ gây kích thích tử cung co bóp làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
– Buồn nôn, nôn mửa kết hợp với đi ngoài phân lỏng khiến cho bà bầu mệt mỏi nhiều, mất nước và điện giải.
Bị tiêu chảy trong quá trình mang thai không những ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi. Dẫn đến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển, có thể chết lưu.
2. Các loại thuốc tiêu chảy an toàn ở phụ nữ có thai
Việc lựa chọn thuốc tiêu chảy cho phụ nữ mang thai cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi vì một số loại thuốc có thể gây hại cho thai nhi. Dưới đây là một số loại thuốc có thể sử dụng ở phụ nữ mang thai:
– Tiêu chảy khiến mẹ bầu mất nhiều nước cũng như các chất điện giải, gây ảnh hưởng đến cho cả mẹ và bé. Lúc này mẹ nên tăng cường lượng nước uống hằng ngày và bổ sung thêm oresol. Đồng thời không sử dụng bất kỳ loại đồ uống chứa nhiều đường và sữa trong thời gian này.
– Bên cạnh đó, men vi sinh được chứng minh là không gây ra bất kỳ nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn nào đối với phụ nữ mang thai. Men vi sinh là những vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ và bé.
Men vi sinh là thuốc tiêu chảy được sử dụng phổ biến ở phụ nữ mang thai vì tính an toàn cho cả mẹ và bé
3. Một số biện pháp điều trị hỗ trợ khác
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tiêu chảy, phụ nữ mang thai có thể áp dụng một số biện pháp sau để hỗ trợ điều trị tiêu chảy:
– Xây dựng cho mình một chế độ ăn uống “thân thiện” với hệ tiêu hóa. Ưu tiên ăn các thức ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các thực phẩm giàu protein. Tránh ăn thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ sống và thức ăn khó tiêu hóa khác. Bên cạnh đó nên chia nhỏ nhiều bữa trong ngày thay vì dồn vào 1-2 bữa chính.
– Nghỉ ngơi đầy đủ để giúp cơ thể phục hồi sức khỏe và chống lại bệnh tật. Phụ nữ mang thai nên ngủ đủ giấc và tránh làm việc quá sức.
– Sử dụng các biện pháp giảm bớt khó chịu như chườm ấm bụng hoặc massage bụng nhẹ nhàng.
4. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai cần lưu ý đi khám bác sĩ ngay nếu gặp các dấu hiệu sau:
4.1. Bệnh kéo dài hơn 3 ngày dù đã dùng thuốc tiêu chảy
Tình trạng tiêu chảy liên tục, kéo dài trên 3 ngày là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mất nước và điện giải nghiêm trọng. Nhiều trường hợp bỏ qua và cứ tiếp tục sử dụng thuốc tiêu chảy với hi vọng bệnh sẽ cải thiện từ từ. Tuy nhiên, tiêu chảy liên tục không có dấu hiệu ngừng dù đã dùng thuốc thì cần đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp kịp thời.
4.2. Cơ thể cảnh báo mất nước nghiêm trọng
Mẹ bầu khi có những dấu hiệu dưới đây chính là ngầm cảnh báo cơ thể đang bị mất nước nghiêm trọng:
– Khát nước dữ dội, cảm giác muốn uống nước liên tục
– Miệng khô, cổ họng rát.
– Cơ thể uể oải, thiếu sức sống, không muốn hoạt động.
– Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, dễ ngã.
– Lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu vàng sẫm.
Tìm hiểu thêm: Những lầm tưởng hay gặp về vitamin tổng hợp
Mẹ bầu có biểu hiện chóng mặt, kiệt sức,… cần tới bệnh viện kiểm tra ngay
4.3. Có máu trong phân
Máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
– Nhiễm trùng đường ruột
– Viêm loét đại tràng
– Nứt kẽ hậu môn.
Dù cho nguyên nhân nào thì đây vẫn là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng, cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ.
4.4. Sốt cao
Nếu mẹ bầu đột ngột sốt cao trên 38 độ C thì không nên tự ý điều trị tại nhà. Lúc này hãy tới bệnh viện ngay để được kiểm tra nguyên nhân và tiếp nhận phương pháp điều trị hạ sốt phù hợp.
4.5. Đau bụng dữ dội dù đã dùng thuốc tiêu chảy
Đau bụng dữ dội, quặn thắt có thể do nhiều nguyên nhân như:
– Tắc ruột
– Viêm ruột thừa
– Sỏi mật.
Thực tế nhiều mẹ bầu lại cố gắng chịu đựng và tự điều trị tại nhà thay vì tới bệnh viện kiểm tra. Tuy nhiên, đây lại là tình trạng cấp cứu, cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng cần đi khám bác sĩ nếu có bất kỳ lo lắng nào về tình trạng tiêu chảy của mình, hoặc nếu các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày sử dụng thuốc.
>>>>>Xem thêm: 4 Điều cần biết về thuốc bôi muỗi đốt cho trẻ em
Mẹ bầu đau bụng dữ dội là tín hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng không nên chủ quan
Tiêu chảy khi mang thai có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cả mẹ và bé. Do đó, việc lựa chọn thuốc tiêu chảy an toàn và hiệu quả, đồng thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng. Phụ nữ mang thai cần chú ý theo dõi sức khỏe của bản thân và đi khám bác sĩ kịp thời khi có các dấu hiệu bất thường.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.