Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu có nguy cơ gia tăng, đe dọa đến sức khỏe của những người sống trong khu vực bùng dịch cũng như khả năng lây lan rộng rãi ra cộng đồng. Tìm hiểu ngay các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu để tiêm phòng sớm, ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này!

Bạn đang đọc: Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

1. Tổng quan về bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra. Bệnh này đặc trưng bởi quá trình viêm và hình thành màng fibrin tại vị trí xâm nhập của vi khuẩn, cùng với đó là ngoại độc tố đi vào máu gây nhiễm độc cho cơ thể, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: viêm cơ tim, viêm dây thần kinh, suy tim cấp, thậm chí là tử vong với tỷ lệ 5-10% trên tổng số ca bệnh.

Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu hình que (Corynebacterium diphtheriae) gây ra

– Ổ chứa: Vi khuẩn bạch hầu có thể tồn tại trong người bệnh và người lành mang vi khuẩn mà không có triệu chứng bệnh, tạo thành ổ chứa và là nguồn truyền bệnh duy nhất.

– Thời gian ủ bệnh: khoảng từ 2 đến 5 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài hơn.

– Thời kỳ lây truyền: Người bệnh có thể thải vi khuẩn từ giai đoạn khởi phát, thậm chí từ cuối giai đoạn ủ bệnh, và thời kỳ lây truyền kéo dài khoảng 2 tuần hoặc ít hơn, hiếm khi trên 4 tuần. Người lành mang vi khuẩn bạch hầu có thể từ vài ngày đến 3-4 tuần và chỉ rất ít trường hợp kéo dài tới 6 tháng. Việc sử dụng kháng sinh điều trị một cách hiệu quả và nhanh chóng có thể chấm dứt sự lây truyền.

– Phương thức lây truyền: Bạch hầu lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với đồ chơi, vật dụng có chứa chất bài tiết từ người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Ngoài ra, vi khuẩn bạch hầu cũng có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da.

Thông thường, vi khuẩn bạch hầu nằm trên bề mặt hoặc gần bề mặt màng nhầy của cổ họng. Khi người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn bạch hầu ho hoặc hắt hơi, những giọt nhỏ chứa mầm bệnh có thể bắn ra môi trường xung quanh và những người gần đó có thể hít phải vi khuẩn bạch hầu. Bệnh bạch hầu có khả năng lây lan nhanh chóng theo cách này, đặc biệt ở những nơi có đông người.

2. Tổng hợp các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Hiện nay, ở Việt Nam có nhiều loại vắc xin được sử dụng để phòng bệnh bạch hầu, trong đó, tùy thuộc vào từng loại vắc xin mà sẽ có phác đồ tiêm chủng khác nhau. Việc tiêm vắc xin bạch hầu đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh bạch hầu với hiệu quả ngăn ngừa tới 97% khả năng vi khuẩn bạch hầu xâm nhập và tân công.

Hiện vẫn chưa có vắc xin phòng bạch hầu đơn lẻ mà chỉ có vắc xin kết hợp phòng các bệnh truyền nhiễm, trong đó có kháng nguyên bạch hầu. Những loại vắc xin phòng bạch hầu hiệu quả đang được cung cấp tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI bao gồm:

– Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim: Vắc xin có xuất xứ từ Pháp, có khả năng phòng đồng thời 6 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – bại liệt – viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB. Vắc xin được chỉ định chủng ngừa cho trẻ em từ 2 tháng – 2 tuổi.

Tìm hiểu thêm: Bảo vệ sức khỏe với tiêm vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung

Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

Loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu 6 trong 1 Hexaxim có xuất xứ từ Pháp

– Vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa: Vắc xin được nhập khẩu từ Bỉ, có khả năng phòng đồng thời 6 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – viêm gan B – bại liệt – viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB. Loại vắc xin này cũng được chỉ định chủng ngừa cho trẻ em từ 2 tháng – 2 tuổi.

– Vắc xin 4 trong 1 Tetraxim: Đây là loại vắc xin của Pháp, có khả năng phòng đồng thời 4 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt. Vắc xin này được sử dụng chủng ngừa cho trẻ em từ 2 tháng – 13 tuổi.

– Vắc xin 3 trong 1 Adacel: Vắc xin có nguồn gốc từ Canada, với khả năng phòng đồng thời 3 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà. Vắc xin dùng để ngừa bệnh cho cả trẻ em và người lớn trong độ tuổi 4-64 tuổi.

– Vắc xin 3 trong 1 Boostrix 0,5ml: Vắc xin có nguồn gốc từ Bỉ, với khả năng phòng đồng thời 3 bệnh bạch hầu – uốn ván – ho gà. Vắc xin dùng để ngừa bệnh cho cả trẻ em từ đủ 4 tuổi trở lên và người lớn không giới hạn độ tuổi.

3. Lưu ý về vắc xin phòng bệnh bạch hầu

3.1. Đối tượng tiêm chủng

Vắc xin phòng bạch hầu được khuyến nghị chủng ngừa cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Đối tượng tiêm chủng cụ thể có thể khác nhau tùy theo từng loại vắc xin, nhưng nhìn chung mọi đối tượng muốn dự phòng bệnh bạch hầu nguy hiểm bằng cách tiêm vắc xin thì đều đã có loại vắc xin phù hợp trên thị trường.

Chống chỉ định tiêm vắc xin phòng bạch hầu với một số đối tượng như: người từng có tiền sử phản ứng nặng với các thành phần có trong vắc xin hoặc trong những mũi tiêm vắc xin trước đó, các bệnh nhân có bệnh lý vễ não, tổn thương não, rối loạn thần kinh.

3.2. Lịch tiêm chủng

Tại Việt Nam, lịch tiêm chủng phòng bạch hầu được Bộ Y tế khuyến nghị như sau:

*Với trẻ em:

– Mũi tiêm cơ bản: Trẻ em tiêm 3 mũi vắc xin 5 trong 1 theo chương trình Tiêm chủng mở rộng hoặc 6 trong 1 dịch vụ, bắt đầu từ khi 2 tháng tuổi. Thời gian cách nhau của mỗi mũi ít nhất là 4 tuần.

– Mũi nhắc lại: Sau đó, tiêm 1 mũi nhắc lại cho trẻ vào năm thứ 2 khi đạt từ 16-23 tháng tuổi. 1 mũi nhắc lại nữa trước khi trẻ vào học tiểu học (khoảng 5-6 tuổi). Và cứ mỗi 10 năm, trẻ cần được tiêm 1 mũi nhắc lại để tăng cường kháng thể ngừa bạch hầu trong cơ thể.

*Với người lớn chưa tiêm vắc xin phòng bạch hầu:

– Mũi tiêm cơ bản: Người lớn chưa tiêm bất kỳ vắc xin phòng bạch hầu nào sẽ cần tiêm 2 mũi vắc xin, cách nhau ít nhất 4 tuần.

– Mũi nhắc lại: Sau mũi thứ 2, người lớn cần tiêm 1 mũi nhắc lại ít nhất sau 6 tháng. Sau đó, cứ mỗi 10 năm, tiêm 1 mũi nhắc lại để đảm bảo đủ kháng thể ngừa bạch hầu trong cơ thể.

Các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu

>>>>>Xem thêm: Thông tin về vaccine đậu mùa khỉ hiện nay

Tiêm chủng an toàn và hiệu quả tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI

Lưu ý rằng việc tuân thủ lịch tiêm chủng đầy đủ và đúng liều trình là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa bệnh bạch hầu. Đồng thời, không chỉ trẻ em là đối tượng cần chú trọng việc tiêm vắc xin bạch hầu mà mọi người lớn chưa có miễn dịch cũng cần tiêm để dự phòng khả năng lây bệnh.

3.3. Các tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm ngừa bạch hầu

– Sau khi tiêm vắc xin phòng bạch hầu, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như sốt, sưng đỏ và cảm giác đau tại vị trí tiêm. Thông thường, những tác dụng phụ này sẽ tự giảm sau 1-2 ngày.

– Trong trường hợp có các triệu chứng không bình thường như sốt cao không phản ứng với thuốc hạ sốt, phát ban trên da, tím tái, khó thở, trẻ em quấy khóc liên tục, bỏ bú, bú kém, hôn mê, li bì,… thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được kiểm tra và xử trí kịp thời bởi các bác sĩ chuyên môn.

3.4. Nguy cơ bị bệnh bạch hầu sau khi tiêm chủng

Sau khi tiêm chủng đầy đủ, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể giúp bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, một số trường hợp sau khi tiêm chủng không đạt đủ kháng thể để bảo vệ cơ thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu.

Nguyên nhân có thể là do không tuân thủ đúng phác đồ tiêm chủng, không tiêm đủ liều hoặc do hệ miễn dịch yếu sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm. Trường hợp này thường xảy ra nhiều ở trẻ em hơn là người lớn. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nồng độ kháng thể trong máu có thể giảm xuống mức không đủ để bảo vệ, đặc biệt khi thời gian tiêm chủng đã lâu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên đi tiêm phòng nhắc lại sau mỗi 10 năm để duy trì khả năng bảo vệ chống lại bệnh bạch hầu.

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ về các loại vắc xin phòng bệnh bạch hầu để các bạn có thể tham khảo và đăng ký chủng ngừa cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Để được chủng ngừa an toàn, hiệu quả và được sàng lọc sức khỏe, tư vấn kỹ càng bởi các bác sĩ giàu chuyên môn trước khi tiêm, liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *