Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

Vắc xin sống giảm độc lực mang lại hiệu quả cao trong việc kích thích khả năng miễn dịch của cơ thể, được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về tính chất và hiệu quả phòng bệnh của loại vắc xin này nhé!

Bạn đang đọc: Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

1. Tại sao gọi là vắc xin sống giảm độc lực?

Vắc xin sống giảm độc lực (LAV) xuất hiện từ những năm 1950 và là một đột phá quan trọng trong lĩnh vực y học phòng ngừa. Được phát triển từ mầm bệnh như virus hoặc vi khuẩn, LAV đã trải qua quá trình suy yếu và giảm độc lực trong môi trường phòng thí nghiệm. Theo đó, các chuyên gia sử dụng phôi động vật (thường sử dụng phôi gà) hoặc tế bào nuôi cấy để tạo ra loại vacxin sống và giảm độc lực. Sau khi tiêm 1 liều vào cơ thể giúp chúng nhân lên và tạo thành một quần thể đủ để kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các mầm bệnh suy yếu này sẽ phát triển và tạo ra một phản ứng miễn dịch mà không gây ra hoặc chỉ gây ra bệnh với triệu chứng rất nhẹ. Quá trình này giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh thực sự một cách hiệu quả, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phản ứng phụ sau tiêm chủng.

Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

Loại vắc xin này có thể tạo ra miễn dịch ở hầu hết người bệnh chỉ với một mũi tiêm

Ưu điểm:

– Tạo phản ứng miễn dịch mạnh hơn các loại vắc xin khác

– Hiệu quả bảo vệ lâu dài, một số loại chỉ cần tiêm một mũi có thể bảo vệ suốt đời mà không cần tiêm nhắc lại khi trưởng thành

Tuy nhiên loại vắc xin này khó bảo quản, dễ bị hư bởi ánh sáng và nhiệt độ.

2. Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

Trong công tác phòng ngừa, việc tăng cường sử dụng vacxin sống giảm độc lực là một phần quan trọng trong chiến lược phòng ngừa bệnh tật toàn cầu, giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và đóng góp vào nỗ lực chung phòng ngừa bệnh tật trong cộng đồng. Dưới đây là một số loại vắc xin sống giảm độc lực đang được lưu hành phổ biến hiện nay.

2.1 Vắc xin Lao

Vắc xin BCG  là sản phẩm vắc xin phòng lao phổ biến được sử dụng ở Việt Nam là do Viện vắc xin và sinh phẩm Y tế sản xuất. Vắc xin chứa một dạng vi khuẩn gây ra bệnh lao có tên là Calmette-Guérin, nhưng được bất hoạt độc lực để loại bỏ nguy cơ gây bệnh.

BCG mặc dù không hoàn toàn ngăn chặn vi khuẩn lao, nhưng lại có khả năng ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Đặc biệt, vắc xin BCG có thể ngăn chặn việc hình thành các thể lao sơ nhiễm và lao thứ phát, giúp ngăn ngừa sự diễn tiến của những dạng nặng của bệnh như Phế quản phế viêm lao, Lao kê, và Lao màng não.

Thời gian bảo vệ của BCG thường dao động từ 4 đến 5 năm và có thể kéo dài đến 15 đến 20 năm, tùy thuộc vào các nghiên cứu cụ thể, đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và kiểm soát bệnh lao.

2.2 Vắc xin phối hợp phòng ngừa 3 bệnh Sởi – Quai bị – Rubella

Là vắc xin chứa các thành phần giảm độc lực của virus gây Sởi – Quai bị – Rubella. Khi tiêm chủng, cơ thể sản xuất kháng thể phòng ngừa chống lại các loại virus này.

Tại phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI hiện nay đang cung cấp các loại vắc xin sống, giảm độc lực phòng Sởi – Quai bị – Rubella gồm:

– Priorix (Bỉ) tiêm được cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên

– MMR-II (Mỹ) tiêm được cho trẻ từ 12 tháng trở lên.

Sởi, quai bị, và rubella đều là những bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm và có thể gây nhiều biến chứng nếu không được phòng ngừa. Việc sử dụng vắc xin phòng Sởi – Quai bị – Rubella đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm này.

2.3 Vắc xin Viêm não Nhật Bản

Vắc xin viêm não Nhật Bản Imojev được sử dụng để phòng tránh bệnh viêm não Nhật Bản cho trẻ em từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về vacxin tả cho bé mà bố mẹ cần biết

Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng uốn ván và những điều cần biết

Tham khảo ý kiến và lời khuyên của bác sĩ trước khi lựa chọn loại vắc xin

Từ năm 2019, vắc xin Imojev đã được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam và mang lại những hiệu quả đáng kể trong việc ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Đây là một biện pháp an toàn và hiệu quả để bảo vệ cộng đồng khỏi nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản.

2.4 Vắc xin thủy đậu

Vắc xin thủy đậu là loại vắc xin sống giảm độc lực được WHO khuyến cáo tiêm phòng bệnh thủy đậu. Trẻ sau khi tiêm vắc xin này có khả năng phòng bệnh lên đến khoảng 92% (với tỷ lệ dao động từ 88-98%) sau khi hoàn thành 2 liều tiêm.

Hiện tại, thị trường đã lưu hành 2 loại vắc xin thủy đậu.

– Vắc xin Varivax, là dạng vắc xin đông khô của virus thủy đậu (varicella) sống giảm độc lực, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch đối với bệnh này. Varivax được sản xuất bởi hãng Merck Sharp & Dohme tại Hoa Kỳ.

– Vắc xin Varilrix (Bỉ) là một loại vacxin sống đã giảm độc lực, được nghiên cứu phòng bệnh thủy đậu do vi khuẩn Varicella Zoster (VZV) gây ra. Được chỉ định tiêm cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn chưa có miễn dịch đối với bệnh này. Vắc xin này được nghiên cứu và phát triển bởi GlaxoSmithKline (GSK). Bằng cách sử dụng công nghệ giảm độc lực, vắc xin này mang lại khả năng bảo vệ cao trước bệnh thủy đậu mà không gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng.

3. Những lưu ý khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực

3.1 Các đối tượng chống chỉ định tiêm vắc xin sống giảm độc lực

– Người có hệ thống miễn dịch suy yếu: Những người đang trong giai đoạn suy yếu về hệ miễn dịch do bệnh tật nghiêm trọng, điều trị ung thư, hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch không nên tiêm vắc xin này vì có thể không đảm bảo khả năng ức chế sự nhân lên của virus sống, dẫn đến biến chứng nặng sau tiêm.

– Phụ nữ mang thai: Trường hợp phụ nữ đang mang thai cần thận trọng khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực do tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi, đặc biệt là trong những tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có nguy cơ cao mắc bệnh, bác sĩ có thể đưa ra quyết định tiêm vắc xin sau khi cân nhắc kỹ lưỡng.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật về vacxin tả cho bé mà bố mẹ cần biết

Các loại vắc xin sống giảm độc lực phổ biến

>>>>>Xem thêm: Tiêm chủng uốn ván và những điều cần biết

– Những người đã có lịch sử phản ứng nặng hoặc dị ứng với vắc xin cụ thể, đặc biệt là vắc xin sống giảm độc lực, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiêm vắc xin mới.

– Người đang mắc bệnh nặng: Những người đang trong giai đoạn bệnh nặng cần sự quan tâm y tế đặc biệt, việc tiêm vắc xin có thể được hoãn lại để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3.2 Các phản ứng có thể gặp sau khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực

Khi tiêm vắc xin sống giảm độc lực, có thể xuất hiện một số phản ứng phụ nhỏ và tạm thời ở một số người sau tiêm chủng. Những phản ứng này thường không đe dọa đến tính mạng và thường tự giảm đi sau vài ngày. Một số phản ứng thường gặp bao gồm đau, sưng, và đỏ tại vùng tiêm, đau cơ, hoặc cảm giác mệt mỏi.

Tuy nhiên, mức độ và loại phản ứng phụ có thể thay đổi tùy thuộc vào cơ địa và loại vắc xin. Một số người có thể trải qua các phản ứng nhẹ hơn, trong khi người khác có thể trải qua phản ứng mạnh hơn như sốt, buồn nôn, hoặc phát ban da. Trong trường hợp hiếm hoi, có thể xảy ra phản ứng nghiêm trọng, nhưng điều này rất hiếm và được theo dõi cẩn thận.

Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có thêm các thông tin liên quan đến vắc xin sống giảm độc lực. Nếu như có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến các loại vắc xin, vui lòng liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để được hỗ trợ ngay.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *