Các loại viêm họng và cách phân biệt

Viêm họng gây ra cảm giác khó chịu khiến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh ảnh hưởng nặng nề. Bệnh thường phân thành các loại viêm họng khác nhau, tìm hiểu ngay cách nhận biết và điều trị đúng cách trong bài viết sau.

Bạn đang đọc: Các loại viêm họng và cách phân biệt

1. Viêm họng là gì?

Viêm họng là bệnh phổ biến ở mọi độ tuổi, xảy ra khi niêm mạc trong vùng họng bị tổn thương do tác động của virus hoặc vi khuẩn có hại. Vì là bộ phận “cửa ngõ” của cơ thể nên họng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với không khí, nước và thức ăn, dẫn tới tình trạng dễ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, khi có những thay đổi về môi trường, thời tiết, nhiệt độ… tình trạng viêm họng có thể nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm họng gây ra các triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh và thường xuyên tái phát dai dẳng. Nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì viêm họng thường tiến triển thành mạn tính hoặc dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

– Viêm amidan cấp tính

– Viêm xoang

– Viêm tai giữa

– Viêm phổi

– Viêm phế quản

– Viêm khớp…

Các loại viêm họng và cách phân biệt

Viêm họng là tình trạng tổn thương niêm mạc vùng họng do virus, vi khuẩn… gây ra

2. Các loại viêm họng

2.1. Viêm họng cấp tính

Viêm họng cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc họng diễn ra đột ngột, thường xảy ra trong mùa lạnh. Bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, và thường đi kèm các bệnh như viêm amidan, phát ban, viêm VA, cúm, sởi…

Triệu chứng của viêm họng cấp tính do virus thường chỉ kéo dài khoảng 1 tuần, bao gồm cảm giác lạnh toàn thân kèm theo đau rát họng và mệt mỏi. Bệnh viêm họng do virus sẽ tự giảm và hồi phục sau khoảng 1 tuần nếu sử dụng thuốc và nghỉ ngơi khoa học.

Viêm họng cấp tính do vi khuẩn thường xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn như đau rát họng, khó thở, sốt cao, mệt mỏi, môi khô… Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải tình trạng viêm tấy hạch góc hàm hoặc viêm tấy hạch vùng cổ…

Nếu không được điều trị kịp thời và đầy đủ, viêm họng cấp tính có thể tái phát nhiều lần và tiến triển thành viêm họng mạn tính với mức độ nghiêm trọng cao hơn.

Các loại viêm họng và cách phân biệt

Viêm họng cấp tính là một trong số các loại viêm họng thường gặp

2.2. Viêm họng mạn tính

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm diễn ra trong thời gian dài và thường tái phát nhiều lần. Bệnh là hệ quả của của các đợt viêm họng cấp tính thường xuyên tái phát nhưng không điều trị dứt điểm hoặc điều trị sai cách. Ngoài ra, bệnh cũng có thể hình thành do nhiều tác nhân như môi trường, chất hóa học, sức đề kháng…

Các triệu chứng đặc trưng của viêm họng mãn tính bao gồm:

– Đau họng dai dẳng

– Khó nuốt

– Cổ họng nóng rát, ngứa.

– Có cảm giác vướng họng.

– Họng có đờm;

– Ho húng hắng và khàn giọng.

Ngoài ra bệnh nhân bị viêm họng mạn tính có thể mệt mỏi, sốt cao, đau đầu và đau nhức toàn thân…

2.3. Viêm họng hạt

Viêm họng hạt cũng là một tình trạng viêm họng thường gặp trong số các loại viêm họng do viêm nhiễm kéo dài liên tục, gây phù nề các tổ chức lympho ở thành họng. Bệnh này thường xảy ra ở những người thường xuyên tái phát viêm họng mà không điều trị dứt điểm.

Các triệu chứng đặc trưng thường gặp của viêm họng hạt bao gồm:

– Đau rát họng

– Niêm mạc sưng tấy, đỏ

– Ho, khó thở

– Có đờm ở họng

– Nuốt vướng

– Hôi miệng

– Sốt cao

– Mệt mỏi, chán ăn

2.4. Viêm họng do liên cầu khuẩn

Viêm họng do liên cầu khuẩn do nhiễm vi khuẩn Streptococcus. Đây là một dạng trong số các loại viêm họng phổ biến, có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, nhưng thường thấy nhiều nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi và người có hệ miễn dịch suy yếu.

Triệu chứng của viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gồm:

– Đau rát cổ họng.

– Sốt cao từ 39 đến 40 độ C.

– Đau đầu, mệt mỏi toàn thân, đau và căng cơ.

– Amidan bị viêm và sưng to.

– Buồn nôn, khó nuốt và cảm giác đau khi nuốt.

Tìm hiểu thêm: Cảnh báo những biến chứng nguy hiểm do viêm xoang

Các loại viêm họng và cách phân biệt

Vi khuẩn liên cầu tấn công và làm tổn thương niêm mạc họng

2.5. Viêm họng giả mạc

Viêm họng giả mạc, còn được gọi là viêm họng bạch hầu, là một loại bệnh viêm họng hiếm gặp hơn so với các dạng viêm họng khác. Nó có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau, đặc biệt phổ biến ở trẻ em từ 2-7 tuổi. Nguyên nhân chính gây ra viêm họng giả mạc là do cơ thể bị tấn công bởi trực khuẩn Klebs – Loeffler.

Khi mắc phải bệnh này, một màng giả mạc màu trắng xám dày sẽ xuất hiện phía trong cổ họng, bám chắc vào niêm mạc. Màng giả mạc này khá khó bóc và có thể lan rộng xuống thanh quản, gây ra các biến chứng liên quan đến đường hô hấp.

Các triệu chứng điển hình của viêm họng giả mạc bao gồm:

– Màng giả mạc màu trắng xám bám vào niêm mạc họng.

– Đau rát trong họng.

– Ngạt mũi.

– Cơ thể mệt mỏi, đau nhức.

– Sốt cao trên 38,5 độ

– Chân tay lạnh

– Da tái xanh…

3. Điều trị viêm họng đúng cách

4.1. Chữa viêm họng bằng thuốc

Bệnh viêm họng khi chủ quan không điều trị có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm cầu thận, viêm phổi và nhiều biến chứng khác… Việc điều trị sớm là cần thiết để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hoặc hình thành biến chứng. Một trong những phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh chính là sử dụng thuốc:

– Thuốc kháng sinh

– Thuốc kháng viêm

– Thuốc giảm phù nề

– Thuốc giảm xung huyết

– Thuốc hạ sốt

– Thuốc giảm đau

– Thuốc long đờm…

Thuốc điều trị các loại viêm họng được kê đơn dựa trên tình trạng và nguyên nhân gây bệnh sau khi bác sĩ thăm khám kỹ lưỡng. Khi bị viêm họng, người bệnh không nên tự mua thuốc hoặc tự chữa theo các phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng, vì điều này có thể gây ra hậu quả xấu không mong muốn.

Các loại viêm họng và cách phân biệt

>>>>>Xem thêm: Chữa amidan hốc mủ hiệu quả, không gây khó chịu

Điều trị viêm họng bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám

4.2. Chăm sóc tại nhà

Trong quá trình điều trị viêm họng, người bệnh cần tuân thủ các nguyên tắc sinh hoạt và chăm sóc sức khỏe đúng cách như sau:

– Hằng ngày cần súc họng và vệ sinh răng miệng một cách kỹ lưỡng để ngăn ngừa các tác nhân gây hại.

– Uống nước ấm để làm dịu cổ họng hoặc uống các loại nước trái cây giàu vitamin.

– Bổ sung vitamin và khoáng chất tự nhiên từ trái cây, rau xanh.

– Giữ ấm cổ họng khi thời tiết thay đổi và tránh ăn uống thực phẩm lạnh.

– Ăn các thực phẩm mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa để không làm tổn thương niêm mạc họng.

– Uống đủ nước để cung cấp tăng cường sự trao đổi chất, từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm.

– Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như xuất huyết, sưng nề, dịch nhầy hay mủ trắng trong cổ họng, người bệnh nên tái khám để được điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết đã giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về các loại viêm họng thường gặp. Nếu thấy bản thân có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp, tránh để bệnh kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *