Thai IVF là thai tương đối đặc biệt, do đó quá trình chăm sóc để thai nhi được an toàn không phải dễ dàng, đòi hỏi nhiều công sức hơn thai nhi tự nhiên. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về thai IVF và những vấn đề liên quan đến các mốc khám thai IVF để các mẹ bầu được biết.
Bạn đang đọc: Các mốc khám thai IVF mà mẹ cần lưu ý
1. Tìm hiểu về thai IVF
Thai IVF có tên gọi tiếng anh là In Vitro Fertilization, là thai thụ tinh trong ống nghiệm. Cụ thể hơn, đây là thai được tạo ra trong phòng thí nghiệm khi chuyên gia cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau.
Thai IVF được tạo ra trong phòng thí nghiệm khi chuyên gia cho trứng và tinh trùng kết hợp với nhau
Đây là phương pháp mang thai đặc biệt dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn, vô sinh. Tinh trùng được cấy chung với trứng để thụ tinh sau một vài giờ. Sau đó sẽ hình thành phôi thai và đưa vào tử cung của phụ nữ.
Thụ tinh trong ống nghiệm là kỹ thuật khá phức tạp trong sản khoa. Do vậy khi thụ tinh thành công, việc chăm sóc thai nhi cũng đòi hỏi nhiều hơn việc thụ thai tự nhiên để em bé sinh ra thật khoẻ mạnh.
2. Quy trình khám thai IVF như thế nào?
Quy trình khám thai IVF hoàn toàn tương tự với khám thai tự nhiên. Mẹ bầu cũng phải thực hiện siêu âm thai theo chỉ định của bác sĩ. Mang thai thụ tinh trong ống nghiệm cũng sẽ được lựa chọn các loại siêu âm 2D, 3D, 4D hoặc siêu âm doppler tuỳ theo từng giai đoạn của thai kỳ.
Quy trình siêu âm thai IVF như sau:
– Thai phụ được yêu cầu nằm ngửa và lộ bụng.
– Bác sĩ tiến hành bôi gel lên bụng mẹ và sử dụng đầu dò dẫn sóng siêu âm để kiểm tra em bé trong bụng.
– Cùng lúc đó, hình ảnh thai nhi được truyền tải qua màn hình máy siêu âm. Bác sĩ sẽ giải thích cho bố mẹ về tình trạng thai nhi cũng như phát hiện những nguy cơ bất thường của em bé. Từ đó sẽ yêu cầu mẹ làm thêm các xét nghiệm khác nếu cần thiết và tìm ra phương án điều trị kịp thời.
3. Các mốc khám thai IVF cụ thể như thế nào?
Mang thai là một hành trình rất quý giá nhưng cũng vô cùng vất vả khi người mẹ phải đối mặt với nhiều khó khăn đặc biệt về mặt sức khỏe, tinh thần. Quá trình này cần được chú trọng nhiều vấn đề khác nhau để chăm sóc thai nhi thật khoẻ mạnh nhất là đối với những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Trước khi khám thai thì phụ nữ cần phải được thực hiện chẩn đoán có thai hay không thông qua xét nghiệm beta HCG sau 2 tuần đưa phôi vào tử cung. Thông số cụ thể như sau:
– Không có thai thì nồng độ beta HCG nhỏ hơn 5 IU/L.
– Dấu hiệu có thể mang thai với beta HCG rơi vào khoảng 5-25 IU/L.
– Có thai nồng độ HCG 25-100 hoặc có nhiều trường hợp >100 IU/L.
Tìm hiểu thêm: Áp xe vú sau sinh: Bệnh lý phổ biến ở các mẹ bỉm sữa
Các mốc khám thai IVF được chia theo từng quý
Lịch khám thai IVF thông thường được chia theo từng quý, cụ thể như sau:
3.1 Các mốc khám thai IVF trong quý I
Mốc này thường được thực hiện vào thời điểm thai trước 13 tuần 6 ngày tuổi. Ở mốc này bác sĩ sẽ thực hiện các siêu âm sau:
– Khi thai 5 tuần tuổi: giai đoạn này sẽ giúp xác định vị trí cũng như là số lượng phôi.
– Thai 6 tuần tuổi: bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra tim thai.
– Thai được 11 tuần 6 ngày đến 13 tuần 6 ngày cần thực hiện xét nghiệm double test và tiến hành siêu âm để đo khoảng sáng sau gáy.
3.2 Các mốc khám thai IVF trong quý II
Khi thai bước sang tuần 14 đến 28 tuần 6 ngày là giai đoạn khám thai ở mốc này.
– Với mốc này, bác sĩ thường khuyên mẹ nên đi khám thai thường xuyên hơn, khoảng 4 tuần/ lần.
– Khi thai được 16-18 tuần tuổi, mẹ sẽ được tiến hành xét nghiệm triple test.
– Mẹ được siêu âm để kiểm tra hình thái thai vào tuần 20 đến 22. Qua đây, bác sĩ phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở thai nhi chẳng hạn như hở eo, sinh non, nguy cơ sảy thai,…
– Thai 27 tuần tuổi bác sĩ chỉ định thực hiện nghiệm pháp dung nạp đường huyết cho các mẹ bầu nhằm xác định nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
3.3 Mốc khám thai IVF trong quý III
Đây là mốc cuối cùng của quy trình khám thai IVF vào giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Đặc biệt khi thai nhi được 36 tuần, siêu âm thai sẽ giúp xác định được ngôi thai, ước chừng trọng lượng em bé và chẩn đoán ngày chuyển dạ của mẹ. Ngoài ba mốc khám thai trên, bác sĩ sản khoa hoàn toàn có thể chỉ định mẹ thực hiện siêu âm nhiều hơn trong trường hợp phát hiện ra những yếu tố gây bất lợi cho sức khỏe của mẹ và em bé. Do vậy, mẹ cần tuân thủ đúng những chỉ định thăm khám của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con.
4. Một vài những lưu ý khi mang thai IVF
>>>>>Xem thêm: Chi phí điều trị ung thư đại trực tràng có đắt không?
Tỉ lệ sinh non của thai IVF khá cao do đó bố mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần cho việc này
Mang thai IVF đồng nghĩa việc mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro như sảy thai, xuất huyết, tiền sản giật xuất hiện từ 3 đến 5 lần so với bình thường. Thêm vào đó, khả năng cao mắc các bệnh nguy hiểm như thiếu máu, đái đường thai kỳ, đa ối,… Vì vậy, khi mang thai IVF mẹ cần chú trọng việc chăm sóc và thăm khám thường xuyên để tránh những rủi ro trên.
Việc chăm sóc thai thụ tinh trong ống nghiệm cũng có nhiều điểm tương đồng với thai tự nhiên khi bố mẹ phải chú ý đến sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi, tập luyện điều độ hàng ngày cũng như việc thăm khám để theo dõi sự phát triển của em bé. Ngoài ra riêng với thai IVF, các mẹ bầu cần phải lưu ý thêm một số điều sau:
– Tuyệt đối tuân thủ lịch khám thai và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Khi phát hiện triệu chứng bất thường nào dù là nhỏ nhất cũng cần thăm khám ngay, không được chủ quan.
– Tỉ lệ sinh thiếu tháng của thai IVF khá cao lên đến 80%, do đó bố mẹ cần phải chuẩn bị tinh thần cho việc này.
Thụ thai IVF thành công không phải là một điều dễ dàng, cùng với đó việc chăm sóc thai nhi cũng đòi hỏi kỹ lưỡng hơn thai tự nhiên. Do vậy việc hiểu biết về khám thai ivf là điều cần thiết giúp cho mẹ bầu có một thai kỳ thật khỏe mạnh và sinh con an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.