Thời tiết mưa, lạnh, ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh tiêu hóa như rotavirus, tả, virus viêm gan A sinh sôi và phát triển. Bé là đối tượng dễ bị tấn công bởi các mầm bệnh này nếu không có biện pháp phòng bệnh đầy đủ. Trong đó, tiêm chủng đúng lịch là cách hiệu quả và an toàn nhất, cha mẹ hãy lưu ngay các mũi tiêm cho bé sau để phòng ngừa các bệnh tiêu chảy vào mùa đông nhé.
Bạn đang đọc: Các mũi tiêm cho bé giúp ngừa bệnh tiêu hóa mùa đông
1. Bệnh tiêu hóa ở trẻ phổ biến vào mùa đông
Mùa đông là thời điểm bé dễ nhiễm các bệnh đường hô hấp, song các bệnh về đường ruột cũng có tỷ lệ mắc cao không kém. Tình trạng các bé mắc bệnh tiêu hóa do nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như:
– Trong thức ăn của bé có vi khuẩn gây bệnh.
– Lây mầm bệnh từ người thông qua đồ chơi, bề mặt tiếp xúc.
– Dị ứng đường tiêu hóa do thức ăn không phù hợp với cơ thể.
– Thay đổi chế độ ăn uống, nhất là với trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ bú sữa mẹ sang ăn dặm hoặc từ ăn bột chuyển sang ăn dạng cháo, cơm,…
Tuy nhiên nguyên nhân hay gặp nhất là do vi khuẩn, virus từ môi trường và thức ăn. Các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tiêu hóa có thể kể đến như là: virus tả, rotavirus, thương hàn, viêm gan A. Do sức đề kháng kém và bé là đối tượng chưa có ý thức vệ sinh cao nên càng tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gây ra các bệnh đường tiêu hóa.
2. Các mũi tiêm cho bé để ngừa bệnh tiêu hóa
Để phòng bệnh tiêu hóa vào mùa đông, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên thực hiện 4 mũi tiêm cho bé dưới đây đầy đủ và đúng lịch.
2.1. Vacxin rotavirus – Một trong các mũi tiêm cho bé quan trọng
Tiêu chảy cấp do rotavirus là phổ biến nhất trong nhóm tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kéo dài từ 3-7 ngày và hay gặp ở bé từ 3 tháng tuổi cho đến dưới 2 tuổi. Với các biểu hiện như:
– Nôn liên tục.
– Tiêu chảy phân nước nhiều lần (thậm chí trong một ngày đi ngoài hơn chục lần).
– Thiếu nước.
Biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, cơ thể bé rơi vào tình trạng mất nước quá nhiều khiến dẫn đến trụy mạch và tử vong. Vì tính chất dễ lây lan nên có thể thành dịch lớn và để lại hậu quả nặng nề cho cộng đồng.
Bệnh tiêu chảy do rotavirus đã có vacxin phòng ngừa, đạt hiệu quả đến 98% trong ngăn ngừa tiêu chảy nặng và hơn 80% trong ngăn ngừa bệnh của năm đầu tiên sau khi tiêm.
Vacxin phòng bệnh rota virus chủ yếu là dạng uống, đến từ nhiều nước khác nhau như: Bỉ, Việt Nam và Mỹ. Với vacxin của Bỉ và Việt Nam được chỉ định cho bé uống từ 6 – 24 tuần tuổi với lịch 2 liều. Còn vacxin của Mỹ thì được chỉ định ở bé từ 7,5 – 32 tuần tuổi với lịch uống gồm 3 liều.
Vacxin ngừa rotavirus được thực hiện sớm giúp đạt hiệu quả tới 98%
2.2. Vacxin tả
Mầm bệnh tả xâm nhập vào cơ thể thông qua nước và thực phẩm nhiễm bẩn. Bệnh có thể lây từ người này sang người khác kể từ khi chưa có dấu hiệu rõ rệt.
Nếu chẳng may nhiễm bệnh và không được phát hiện, điều trị kịp thời, bé sẽ dễ gặp biến chứng như:
– Sốc mất nước
– Trụy mạch
– Suy thận
– Tử vong
Trên thế giới hiện đang lưu hành 3 loại vacxin tả uống an toàn và hiệu quả, trong đó có vacxin phòng tả của Việt Nam. Vacxin tả mORCVAX (Việt Nam) được khuyến cáo dùng cho những vùng có nguy cơ dịch tả và người có nguy cơ cao. Bé từ 2 tuổi trở lên có thể thực hiện. Lịch uống vacxin tả gồm 2 liều cách nhau 14 ngày. Lặp lại sau 2 năm hoặc trước mùa dịch.
2.3. Vacxin thương hàn
Ở Việt Nam, bệnh thương hàn xuất hiện khắp các tỉnh thành và rất phổ biến. Khi bé mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như:
– Sốt cao kéo dài.
– Mệt mỏi.
– Kém ăn.
– Đau đầu.
– Nôn khan.
– Táo bón.
– Loét thanh mạc.
– Thủng ruột.
Hậu quả bệnh gây ra rất nặng nề, do đó cha mẹ cần chủ động tiêm phòng cho bé. Vacxin phòng bệnh thương hàn là một trong những mũi tiêm quan trọng cho bé để ngăn ngừa tình trạng xấu về tiêu hóa vào mùa lạnh. Hiện có hai loại vaccin thương hàn là Typhim Vi của Pháp và Typhoid của Việt Nam. Trẻ từ 2 tuổi có thể thực hiện tiêm theo phác đồ được chỉ định.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin viêm gan AB không tiêm cho cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi
Cha mẹ nên đưa bé đi tiêm chủng đầy đủ theo phác đồ được chỉ định
2.4. Các mũi tiêm cho bé ngừa bệnh tiêu hóa – Vacxin viêm gan A
Viêm gan A là bệnh truyền nhiễm từ nhiều con đường:
– Tiếp xúc trực tiếp giữa người và người
– Tiếp xúc với chất thải, đồ dùng của người bệnh
– Không ăn chín uống sôi
Bé chưa được tiêm phòng thì nguy cơ nhiễm bệnh rất cao, đặc biệt là trong độ tuổi từ 5 đến 14. Bệnh viêm gan A gây biến chứng nguy hiểm gồm viêm tụy cấp, suy gan…
Chủng ngừa bằng vacxin là cách hiệu quả để giảm khả năng nhiễm bệnh. Khi được tiêm đủ liều ,vacxin sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus hiệu quả.
3. Kết hợp với các phương pháp phòng bệnh khác
Bên cạnh tiêm chủng đúng lịch thì cha mẹ cần kết hợp với các biện pháp phòng bệnh khác bao gồm:
– Cho bé ăn những loại thức ăn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
– Quy trình chế biến, bảo quản cần đảm bảo vệ sinh
– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất đầy đủ, đa dạng các loại thực phẩm để tăng cường sức đề kháng
– Hướng dẫn bé thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như là: rửa tay bằng xà phòng (trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh/đi chơi về,…), thay quần áo hàng ngày, không dùng chung khăn mặt,…
– Vệ sinh sạch sẽ phòng ở, khu vực vui chơi của bé; các đồ dùng cá nhân cũng cần phải sạch (đồ chơi, cốc uống nước, bát đũa,…)
– Cho bé uống đủ nước và các loại vitamin cần thiết
– Cho bé vui chơi, tham gia các hoạt động thể chất như: chạy bộ. bơi,….
– Cân bằng giữa việc học tập và nghỉ ngơi để bé luôn cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc; tránh căng thẳng, áp lực
– Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, đánh giá tình trạng hiện tại cũng như phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh.
>>>>>Xem thêm: 4 Đối tượng nên tiêm phòng vaccin lao phổi
Hướng dẫn bé rửa tay bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn, mầm bệnh
Trên đây là các mũi tiêm cho bé giúp ngăn ngừa bệnh tiêu hóa vào mùa lạnh. Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch giúp giảm rất nhiều nguy cơ mắc bệnh khi kết hợp cùng nhiều phương pháp phòng bệnh chủ động khác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.