Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

Các mũi tiêm phòng cho bé trong giai đoạn 0-6 tháng tuổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu để nắm các thông tin quan trọng về các mũi tiêm đầu đời của con nhé!

Bạn đang đọc: Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

1. Tại sao tiêm vắc xin lại cực kỳ quan trọng vào giai đoạn đầu đời của trẻ?

Vắc xin hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản sinh kháng thể, giúp tiêu diệt virus và vi khuẩn, bảo vệ cơ thể trước những mầm bệnh trong lần xâm nhập sau này. Đồng thời, kháng thể giúp cơ thể trẻ tạo ra kháng nguyên và xây dựng hệ thống miễn dịch mạnh mẽ và toàn diện.

Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm cho trẻ giai đoạn đầu đời.

Việc tiêm vắc xin cho trẻ không chỉ là một biện pháp phòng ngừa đơn giản mà còn là một yếu tố cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con trẻ trước các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B, uốn ván…

– Trẻ em giai đoạn đầu đời có hệ thống miễn dịch chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công bằng nhiều đường. Tiêm phòng không chỉ ngăn chặn bệnh mà còn giúp giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.

– Tiêm chủng giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh nguy hiểm, đóng góp vào việc bảo vệ thế hệ tương lai khỏi các loại bệnh nguy hiểm. Đồng thời, phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh, tiết kiệm các chi phí điều trị bệnh về sau.

– Chủng ngừa đầy đủ không chỉ bảo vệ trẻ mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh trong cộng đồng, giảm nguy cơ dịch bệnh.

2. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng cần tiêm những mũi vắc xin nào?

2.1 Các mũi tiêm phòng cho bé dưới 6 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh:

– Vắc xin phòng viêm gan B: Trẻ được tiêm vắc xin phòng viêm gan B trong vòng 24h sau khi sinh để phòng ngừa virus viêm gan B. Vắc xin này cung cấp sự bảo vệ chống lại lây truyền qua máu và dịch tiết cơ thể.

Lịch tiêm mũi vắc xin viêm gan B tiếp theo cho trẻ bao gồm các lần tiêm khi 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi, và một liều nhắc khi trẻ đạt 16-18 tháng tuổi

– Vắc xin BCG phòng lao: Trẻ thường được tiêm vắc xin lao từ 24-48 giờ sau khi sinh, với một mũi sẽ bảo vệ trẻ suốt đời mà không cần tiêm lại.
Sau khoảng 2 tuần, vùng tiêm có thể xuất hiện vết loét đỏ, sau đó tự lành và chỉ để lại một nốt sẹo nhỏ. Việc xuất hiện nốt sẹo là dấu hiệu rằng miễn dịch phòng lao đã hoạt động trong cơ thể trẻ, không cần phải lo lắng quá mức

Đối với trẻ giai đoạn 2 đến 4 tháng tuổi

– Vắc xin 6 trong 1 (Infanrix hexa/Haxaxim hoặc Pentaxim): Loại vắc xin này phòng 6 bệnh, bao gồm bạch hầu, ho gà, bại liệt, uốn ván,viêm gan B và các bệnh gây ra do Haemophilus influenzae týp B (Hib) như viêm phổi và viêm màng não.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và cách xử trí khi tiêm vắc xin uốn ván bị đau bắp tay

Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

Đây là những mũi tiêm quan trọng bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu đời non nớt

Lịch tiêm vào 2-3-4 tháng tuổi và tiêm nhắc lại vào thời điểm 15-18 tháng tuổi.

– Vắc xin phòng Rota virus (Rotarix, Rotateq, Rotavin): Các loại vắc xin này giúp phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota, một căn bệnh phổ biến và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Lịch uống cho trẻ bao gồm 2 liều đối với Rotavin/ Rotarix, 3 liều đối với Rotateq, khoảng cách giữa mỗi liều ít nhất là 1 tháng.

– Vắc xin phòng viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu khuẩn (Synflorix, Prevenar 13): Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, bao gồm viêm phổi, viêm màng não và viêm tai giữa. Việc tiêm vắc xin phòng bệnh này giúp bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh đe dọa tính mạng.

Lịch tiêm với 3 mũi cơ bản cách nhau 01 tháng, và mũi thứ 4 nhắc lại cách mũi 3 ít nhất là 6 tháng.

Đối với trẻ 6 tháng tuổi

– Vắc xin phòng bệnh cúm mùa Vaxigrip/ Influvac: Trẻ được tiêm từ 6 tháng tuổi gồm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 tháng và tiêm nhắc lại hằng năm cho trẻ để phòng được những biến chứng viêm phổi nguy hiểm do virus cúm gây ra.

2.2 Tầm quan trọng của khám sàng lọc trước tiêm

Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng, cụ thể:

– Phát hiện bất thường: Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn hoặc bất thường ở người tiêm chủng, từ đó đưa ra quyết định phù hợp về việc tiêm chủng hay không.

– Đảm bảo an toàn: Việc kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi tiêm chủng giúp đảm bảo an toàn cho người nhận vắc xin, đặc biệt là những người có các vấn đề sức khỏe cụ thể.

– Đưa ra quyết định phù hợp: Kết quả khám sàng lọc giúp chuyên gia y tế quyết định liệu trẻ có nên tiêm chủng hay không, cũng như xác định phác đồ tiêm phù hợp.

– Ngăn chặn nguy cơ phản ứng phụ: Việc đánh giá sức khỏe trước tiêm giúp cho chúng ta có thể lường trước và ngăn chặn nguy cơ phản ứng phụ sau khi tiêm chủng.

– Tăng hiệu quả tiêm chủng: Đảm bảo sức khỏe trước tiêm chủng giúp tăng hiệu quả của chương trình tiêm chủng, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng

2.3 Bố mẹ cần lưu ý gì khi tiêm vắc xin cho bé?

Tiêm chủng cho trẻ là một phần quan trọng của kế hoạch tiêm chủng toàn diện, giúp củng cố hệ miễn dịch của trẻ và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm. Đây cũng là cách cha mẹ duy trì sức khỏe và phát triển toàn diện cho con yêu. Dưới đây là một số điều quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý khi tiêm chủng cho bé:

Các mũi tiêm phòng cho bé từ 0-6 tháng tuổi

>>>>>Xem thêm: Khuyến cáo những vắc xin nên tiêm cho trẻ từ 12 đến 18 tuổi

Bố mẹ cần theo dõi kỹ các phản ứng của con sau khi tiêm

– Để dễ dàng theo dõi lịch tiêm chủng của trẻ, bố mẹ lưu lại hồ sơ và sổ sách tiêm chủng của bé.

– Sau khi tiêm xong, cha mẹ cần tuân thủ nguyên tắc theo dõi trẻ trong 30 phút tại điểm tiêm chủng và ít nhất 24 giờ tại nhà. Nếu trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như sốt cao, quấy khóc không ngừng, co giật, bỏ ăn, hoặc khó thở, hãy đưa ngay bé đến cơ sở y tế.

– Phản ứng bình thường sau tiêm chủng là sưng đỏ và có thể đau tại vị trí tiêm, điều này là hoàn toàn bình thường và sẽ tự giảm đi. Bố mẹ cần tiếp tục chăm sóc bé, cho bé tắm và ăn uống như bình thường và theo dõi sức khỏe của bé.

– Nếu trẻ bị sốt sau tiêm chủng, bố mẹ nên tuân theo hướng dẫn của nhân viên y tế và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ định, không đặt bất cứ thứ gì lên chỗ tiêm của bé.

Trên đây là những chia sẻ về các mũi tiêm phòng cho bé mà bố mẹ cần nắm để cho trẻ tiêm đúng lịch. Liên hệ ngay phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm hoặc cần giải đáp thông tin tiêm chủng liên quan nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *