Chuẩn bị kỹ về sức khỏe để có được một cuộc hôn nhân hạnh phúc, trẻ em sinh ra được khỏe mạnh là điều cần thiết. Vì thế, một trong những việc cần làm của các cặp đôi hiện nay chính là tiêm vacxin tiền hôn nhân.
Bạn đang đọc: Các mũi tiêm vacxin tiền hôn nhân mà cặp đôi cần biết
1. Lý do cặp đôi nên tiêm phòng trước khi cưới
Trước khi cưới, bên cạnh việc cả hai cùng nhau đi kiểm tra sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản thì chủ động tiêm chủng có vai trò quan trọng không kém. Thực tế, có không ít trường hợp lấy nhau nhưng cả hai lại không biết gì về sức khỏe của bạn đời cũng như không tiêm ngừa đầy đủ. Đã có những người nhập viện do bệnh truyền nhiễm khi mang thai những tháng đầu và có nguy cơ bị sảy thai cao.
Tiêm phòng trước khi bước vào giai đoạn hôn nhân có ý nghĩa với cả nam và nữ giới. Đối với nam giới thì giúp ngăn ngừa nguy cơ lây bệnh cho vợ và em bé sắp chào đời. Còn đối với nữ thì đây là cách hiệu quả giúp tăng cường miễn dịch cho chính bản thân và con yêu. Bởi trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ nhạy cảm và dễ nhiễm bệnh. Một số bệnh có thể khiến:
– Sảy thai.
– Thai lưu.
– Sinh non.
– Nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh khi chào đời.
Bên cạnh đó, khi mẹ được tiêm chủng đầy đủ thì cơ thể có đủ miễn dịch, đồng thời truyền sang em bé giúp chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời.
Có một số loại vacxin phòng bệnh cần được tiêm phòng ít nhất 1 tháng trước khi muốn có thai. Tốt nhất cả hai nên có kế hoạch kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân cũng như tiêm phòng càng sớm càng tốt.
Các cặp đôi nên chủ động kiểm tra khám sức khỏe và tiêm phòng đầy đủ từ 3 – 6 tháng trước khi cưới
2. Các mũi tiêm vacxin tiền hôn nhân cần thiết
2.1. Tiêm vacxin tiền hôn nhân với mũi tiêm ngừa thủy đậu
Nếu nữ giới mang thai trong 3 tháng đầu bị mắc thủy đậu thì sẽ có nguy cơ bị sảy thai cao. Nếu không thì con sinh ra mắc dị tật như:
– Đầu nhỏ.
– Co gồng tay chân.
– Bại não.
– Nhẹ cân, chậm phát triển.
Nếu nữ giới mắc thủy đậu vào thời điểm sắp sinh hoặc sau sinh thì làm tăng nguy cơ lây bệnh cho trẻ:
– Viêm phổi.
– Viêm đường hô hấp.
– Viêm não.
Để phòng ngừa bệnh, nữ giới nên hoàn tất mũi tiêm chủng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai. Vì vacxin thủy đậu khi đưa vào cơ thể cần 1 – 2 tuần để phát huy tác dụng nên chỉ khi tiêm đủ 2 mũi thì mới có hiệu lực bảo vệ cho cả mẹ và con một cách hiệu quả nhất.
Còn với nam giới thì cũng cần tiêm phòng thủy đậu trước khi cưới để không trở thành nguồn lây bệnh cho bạn đời và con.
2.2. Vacxin phòng các bệnh lý sởi – quai bị – rubella
Sởi, quai bị và Rubella là các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ lây và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu mắc bệnh. Cũng giống với bệnh thủy đậu, nữ giới mắc một trong 3 bệnh này trong quá trình mang thai sẽ có nguy cơ cao:
– Sảy thai do sản phụ gặp biến chứng về viêm phổi, viêm đường tiết niệu,…
– Thai nhi dị tật.
– Trẻ sinh ra chậm phát triển so với bạn bè cùng lứa.
– Sinh non.
Do đó, vacxin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella là mũi tiêm vacxin tiền hôn nhân cần thiết mà cặp đôi phải thực hiện. Trong đó, nữ giới cần tiêm đủ liều trước khi mang thai 3 tháng để có đủ thời gian đáp ứng miễn dịch sau tiêm. Từ đó tăng hiệu quả phòng ngừa cho cả cha mẹ và con.
Tiêm phòng đầy đủ ít nhất 3 tháng trước khi có kế hoạch mang thai
2.3. Vacxin cúm
Việc tiêm vacxin cúm cần thực hiện sớm và nhắc lại hàng năm. Nếu cặp đôi có kế hoạch sinh con thì cần tiêm trước ít nhất 1 tháng.
– Ngăn ngừa nguy cơ mắc cúm và biến chứng do cúm gây ra ở mẹ bầu. Bởi khi mang bầu, hệ miễn dịch suy yếu nên cơ thể của nữ giới lúc này rất dễ nhiễm bệnh. Nếu nhiễm phải thì bệnh tiến triển nhanh và dẫn đến viêm phổi và các vấn đề khác. Hệ quả là em bé dễ sinh non, sinh ra nhẹ cân, thai chết lưu.
– Ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn ở thai nhi. Trong 3 tháng đầu mang thai, nữ giới bịt sốt do cúm có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi. Bao gồm các dị tật như: sứt môi, hở hàm ếch, nhẹ cân,…
– Bảo vệ em bé sau sinh. Bởi trẻ sơ sinh chỉ có thể tiêm vacxin cúm khi được 6 tháng tuổi trở lên. Do đó, khi nữ giới tiêm phòng cúm trước khi mang thai thì kháng thể sẽ truyền qua nhau thai và sữa mẹ, giúp trẻ khỏi cúm trong những tháng đầu đời.
2.4. Vacxin viêm gan B
Mũi tiêm vacxin viêm gan B là mũi tiêm cần thiết giúp cả hai phòng tránh bệnh truyền nhiễm – một căn bệnh được đánh giá vô cùng nguy hiểm hiện nay. Viêm gan B có thể lây truyền từ vợ sang chồng hoặc chồng sang vợ, mẹ sang con nếu một trong hai mắc bệnh. Thai nhi khi mắc phải sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như quá trình phát triển sau này.
Liều tiêm vacxin viêm gan B bao gồm 3 mũi, mỗi mũi tiêm cách nhau 1 tháng. Và để đạt được độ hiệu quả phòng ngừa cao nhất thì sau 7 tháng kể từ lần tiêm đầu tiên. cặp đôi mới nên có kế hoạch mang thai.
Tìm hiểu thêm: Lợi ích và lưu ý cần biết khi tiêm phòng vacxin cho trẻ sơ sinh
Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ cả hai và em bé chào đời trong tương lai
2.5. Một số mũi tiêm vacxin tiền hôn nhân khác
Ngoài các mũi tiêm kể trên thì có những mũi tiêm phòng khác được khuyên tiêm ở cả hai giới đó là:
– Vacxin ngừa HPV.
– Vacxin ngừa các bệnh lý bạch hầu – ho gà – uốn ván.
– Vacxin phòng bệnh lý viêm gan A.
– Vacxin phòng phế cầu khuẩn.
– Vacxin phòng viêm màng não mô cầu A, C, Y, W.
3. Lưu ý khi đi tiêm phòng nhằm đảm bảo an toàn
Các cặp đôi quyết định tiêm phòng trước khi cưới cần nhận được tư vấn tiêm chủng đầy đủ. Các mũi tiêm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
– Cả hai đã từng tiêm phòng chưa? Các mũi vacxin từng tiêm là gì?
– Kế hoạch có thai và sinh con của cả hai.
– Một trong hai hay cả hai từng mắc những bệnh truyền nhiễm nào chưa?
Nếu cả hai từng tiêm chủng trước đây thì khi đi nên mang theo sổ tiêm chủng cá nhân. Dựa vào thông tin ghi lại lịch sử tiêm chủng của cả hai từ khi sinh ra đến nay, bác sĩ sẽ đánh giá và tư vấn cho cả hai nên tiêm phòng những loại vacxin phù hợp.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi tiêm ngừa vắc xin MMR
Bác sĩ tư vấn cặp đôi tiêm những vacxin phù hợp
Trước khi cưới sẽ có rất nhiều việc cần làm. Nhưng cả hai hãy sắp xếp thời gian đi kiểm tra sức khỏe cũng như tiêm vacxin tiền hôn nhân để chủ động phòng ngừa cũng như sẵn sàng chào đón em bé sinh ra thật khỏe mạnh nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.