Trẻ em không được tiêm chủng có thể đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mang lại những hậu quả nặng nề thậm chí là đánh đổi bằng cả tính mạng của trẻ. Trẻ nhỏ được tiêm chủng đủ các mũi vacxin cho bé sẽ ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, giúp bảo vệ gián tiếp cho những trẻ khác và cả người lớn.
Bạn đang đọc: Các mũi vacxin cho bé và những câu hỏi về tiêm chủng
1.Các mũi vacxin cho bé và sự cần thiết của chúng
1.1 Tiêm chủng và những điều cần biết
Tiêm chủng là hoạt động đưa các kháng thể có trong vắc xin vào cơ thể để tạo ra miễn dịch chủ động, phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Theo những số liệu báo cáo của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc), hơn 4 triệu mạng sống mỗi năm thoát khỏi nguy cơ tử vong nhờ vào tiêm chủng. Cũng theo những báo cáo đó, tổ chức này nhận định tiêm chủng là một phương án tích cực mang đến giá trị vô cùng to lớn trong việc làm giảm thiểu tỷ lệ tử vong trên toàn thế giới.
Tiêm chủng mang đến những giá trị vô cùng to lớn.
Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện là những “vật thể lạ” xâm nhập, từ đó huy động đội quân miễn dịch trên toàn cơ thể tập trung xung quanh nơi vắc xin được đưa vào (vết tiêm). Tại đó, những kháng thể sẽ tấn công để tiêu diệt kháng nguyên, đồng thời ghi nhớ chúng. Sau nay nếu có những tác nhân gây bệnh thật sự xâm nhập vào cơ thể, những tế bào nhớ này sẽ làm nhiệm vụ “triển khai” và “chỉ huy” đội quân miễn dịch tấn công và các tác nhân này. Do đã có “kinh nghiệm chiến đấu” từ trước nên lần tấn công này sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn, khả năng chiến thắng đối thủ áp đảo hơn. Khi tác nhân bị tiêu diêu, trẻ sẽ không bị mắc bệnh.
Nếu trẻ không may bị bệnh sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như:
– Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Trẻ không có khả năng miễn dịch với các tác nhân gây bệnh, do đó sẽ dễ dàng mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như sởi, quai bị, rubella, ho gà, bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, viêm não Nhật Bản, lao, v.v. Những bệnh này có thể gây ra các biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Ví dụ, sởi có thể dẫn đến biến chứng viêm phổi, viêm não, thậm chí tử vong; ho gà có thể gây ra các cơn ho dữ dội, ngừng thở và tử vong; bạch hầu có thể dẫn đến suy hô hấp, suy tim và tử vong; v.v.
– Chi phí điều trị khi trẻ mắc bệnh tốn kém.
– Nếu trẻ không may bị những di chứng của bệnh tật thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tương lai sau này của trẻ. Từ đó ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của cả gia đình.
Chính vì thế, nếu các mũi vacxin cho bé được thực hiện đầy đủ, những hậu quả trên sẽ không còn nữa hoặc được hạn chế tối đa.
Khi 1 trẻ được tiêm chủng, trẻ không mắc bệnh thì cũng không có nguy cơ lây bệnh sang cho người khác. Như vậy, 1 người tiêm phòng có thể bảo vệ cho chính mình và cho những người xung quanh. Càng nhiều người tiêm chủng thì càng ít người bị lây bệnh trong cộng đồng, nhờ đó miễn dịch cộng đồng được hình thành và bảo vệ những đối tượng khác không thể tiêm chủng.
1.2 Các mũi vacxin cho bé cha mẹ cần biết
Những mũi vắc xin mà cha mẹ nên để ý để tiêm đầy đủ, đúng lịch cho con em mình đó là:
– Vắc xin phòng bệnh lao. Lao là một bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mệnh của trẻ. Trẻ sơ sinh trước khi tròn 1 tháng nên được tiêm phòng mũi chống bệnh lao.
Tìm hiểu thêm: Vắc xin Engerix B: Vắc xin thiết yếu nhằm phòng bệnh viêm gan B
Cha mẹ ghi nhớ lịch tiêm để tiêm phòng cho con đầy đủ nhất.
– Vắc xin phòng viêm gan B: Trẻ sơ sinh sau khi chào đời, trong vòng 24h cần được tiêm ngay mũi vắc xin này, nhất là với những trẻ có bố mẹ, người thân có virus viêm gan B trong người.
-Vắc xin phế cầu: Tiêm mũi vắc xin này nhằm bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính như viêm phổi, viêm tai giữa, màng não mủ,…
– Vắc xin rotavirus. Tiêu chảy có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ nếu không được cứu chữa kịp thời. Trẻ càng nhỏ, mức độ nguy hiểm càng lớn.
– Vắc xin 6 trong 1 phòng các bệnh như ho gà, uốn ván, bạch hầu, bại liệt, viêm gan B, Hib
– Vắc xin não mô cầu BC
– Vắc xin thủy đậu
– Vắc xin Cúm và một số vắc xin thông dụng khác.
2. Những câu hỏi thường thấy về tiêm chủng
2.1 Sau tiêm chủng cần lưu ý
Trẻ tiêm xong cần được ở lại điểm tiêm chủng 30′ để theo dõi. Nếu không may có những phản ứng như sốc phản vệ sẽ được nhân viên y tế cấp cứu kịp thời. Sau khi về nhà trẻ cần được theo dõi thêm 48 tiếng nữa bởi người chăm sóc. Để ý nhiệt độ, nhịp thở, màu sắc da, khả năng ăn uống, sự tỉnh táo của trẻ, vùng tiêm,…
Cha mẹ cũng nên cho trẻ mặc những đồ thoải mái, rộng và thấm hút tốt. Ăn uống bình thường, có thể chia nhỏ bữa ăn nếu thấy trẻ bị nôn trớ. Cho trẻ uống nhiều nước hơn để giảm nhiệt độ cơ thể. Trong trường hợp trẻ bị sốt trên 38,5 độ thì hỏi ý kiến bác sĩ về thuốc giảm sốt và cho trẻ uống. Có thể chườm lạnh cho trẻ bớt sưng đau vết tiêm nhưng không được đắp những vật khác lên như khoai tây, lòng trắng trứng,…
>>>>>Xem thêm: Khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan A cho trẻ
Cần theo dõi trẻ sau khi tiêm để phát hiện những phản ứng bất thường nếu có.
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần nhận biết những phản ứng sau tiêm nào là bình thường, phản ứng nào là bất thường và cần phải liên hệ với bác sĩ để hỗ trợ.
2.2 Tiêm xong các mũi vacxin cho bé mà bị sốt thì xử lý thế nào?
Tùy từng cơ địa của trẻ mà sau khi tiêm có trẻ không sốt, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38,5 độ thì cha mẹ để trẻ nằm ở nơi thoáng mát, không ủ kín quá, chườm cho trẻ bằng nước ấm tại những vùng trên cơ thể như nách, bẹn, cổ,… Đồng thời cho trẻ uống nhiều nước lọc, nước hoa quả để hạ nhiệt.
Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao hơn 38,5 độ thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều được bác sĩ chỉ định tùy theo cân nặng, độ tuổi. Nếu trẻ sốt cao mà đi kèm với co giật, khó thở, da tím xanh thì nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhà để được thăm khám.
2.3 Tiêm vắc xin trễ có sao không?
Việc tiêm vắc xin nhưng không đủ liều và đúng lịch có thể không mạng lại tác dụng cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp buộc phải hoãn tiên do điều kiện sức khỏe của trẻ không đáp ứng. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ tiêm chủng để xem thời gian tối đa có thể hoãn tiêm đến khi nào mà vẫn bảo đảm được tác dụng của thuốc.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.