Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

Dạ dày là bộ phận quan trọng trực tiếp tham gia vào quá trình giúp tiêu hóa thức ăn. Đây là bộ phận phải thường xuyên hoạt động vì thế rất dễ bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày khá đa dạng. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu rõ về vấn đề này nhằm giúp phòng tránh bệnh hiệu quả.

Bạn đang đọc: Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

1. Bệnh viêm loét dạ dày là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày chúng ta nên tìm hiểu thế nào là bệnh viêm loét dạ dày. Viêm loét dạ dày là khi lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và xuất hiện các ổ viêm loét. Lớp mô phía dưới không còn lớp bảo vệ bị lộ ra và dễ dẫn tới tình trạng xuất huyết tiêu hóa. Nếu để bệnh kéo dài không được chữa trị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể là nạn nhân của căn bệnh này. Trong số đó thì tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh chiếm đa số. Theo những nghiên cứu thì hiện nay bệnh đang dần có xu hướng trẻ hóa do thói quen ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh.

Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

Viêm loét dạ dày là bệnh lý phổ biến ở hệ tiêu hóa

2. 4 nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm loét dạ dày

Chắc rằng mọi người đều phần nào hiểu được mức độ ảnh hưởng của viêm loét dạ dày với sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ các nguyên nhân chính gây bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất mà mọi người cần biết để phòng tránh.

2.1 Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ theo Quốc tế là Helicobacter pylori. Loại vi khuẩn này được đánh giá là tác nhân gây bệnh hàng đầu. Sau khi xâm nhập vào cơ thể chúng thường sống trong lớp nhầy ở niêm mạc dạ dày. Khi có điều kiện thuận lợi chúng sẽ hoạt động và tiết ra độc tố gây kích ứng niêm mạc gây viêm loét. Vi khuẩn HP còn có khả năng gây ung thư hóa trên nền viêm loét dạ dày mạn tính.

2.2 Do áp lực, căng thẳng

Cuộc sống ngày càng bận rộn, gấp gáp khiến nhiều người phải đối diện với áp lực công việc, căng thẳng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến niêm mạc dạ dày bị ảnh hưởng và suy giảm chức năng. Nếu như bạn thường xuyên bị căng thẳng thì hãy cẩn thận với các bệnh về dạ dày.

2.3 Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày do tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc kháng viêm, giảm đau khi sử dụng sẽ tồn tại hai mặt lợi và hại. Bên cạnh hiệu quả điều trị chính thì các loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng tới dạ dày. Các hoạt chất trong thuốc có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày và hình thành các vết viêm loét.

2.4 Do những thói quen xấu trong sinh hoạt, ăn uống hàng ngày

Các bác sĩ đã chỉ ra thói quen xấu có thể dẫn tới sự phát triển của bệnh viêm loét dạ dày. Nhiều người thường có thói quen ăn uống thất thường, nhịn đói, ăn nhanh, vận động mạnh ngay sau khi ăn,…dẫn tới làm tổn thương dạ dày. Dạ dày phải hoạt động liên tục với cường độ lớn nên dễ hình thành viêm loét.

Bên cạnh các nguyên nhân chính kể trên viêm loét dạ dày có thể do một số bệnh lý hoặc do yếu tố di truyền.

Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

Căng thẳng là một trong các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày

3. Các dấu hiệu sớm cảnh báo viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày có những triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết. Tuy nhiên một số trường hợp khi mắc bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Vì vậy mọi người cần để ý tới những thay đổi dù là nhỏ nhất của cơ thể.

3.1 Đau bụng vùng thượng vị

Một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của viêm loét dạ dày là đau vùng bụng trên rốn. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Tuy nhiên chúng đều gây ra cảm giác khó chịu. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, thậm chí cả khi đang ngủ vì vậy gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống.

3.2 Đầy bụng, khó tiêu

Triệu chứng đầy bụng có thể là dấu hiệu sớm khi bạn bị viêm loét dạ dày. Nguyên nhân do dạ dày tổn thương dẫn tới hoạt động của hệ tiêu hóa suy giảm đáng kể. Thức ăn khi đưa vào cơ thể không được tiêu hóa hết mà ứ đọng lại khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy bụng mặc dù đã ăn từ lâu.

3.3 Ợ nóng, ợ hơi

Một số trường hợp bệnh nhân thường bị ợ hơi, ợ nóng gây ra nhiều khó chịu ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày. Đây là dấu hiệu sớm báo hiệu hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.

3.4 Rối loạn tiêu hóa

Khi một cơ quan trong hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng tới các bộ phận còn lại vì chúng liên quan mật thiết với nhau. Dấu hiệu khi bị rối loạn tiêu hóa là người bệnh thường xuyên bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

Tìm hiểu thêm: Cách trị trào ngược dạ dày ngăn ngừa tái phát

Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

Đau thượng vị là dấu hiệu dễ nhận biết khi bị viêm loét dạ dày

4. 2 phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả nhất

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Điều quan trọng là bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn càng cao.

4.1 Điều trị nội khoa

Điều trị bằng thuốc là phương pháp được nhiều bác sĩ áp dụng nhất hiện nay. Đối với bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP sẽ được điều trị thêm thuốc kháng sinh nhằm tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra bệnh nhân còn sử dụng thêm các loại thuốc: Thuốc kháng acid, thuốc giúp trung hòa acid, thuốc tạo màng bọc bảo vệ dạ dày,…

Nếu nguyên nhân do các loại thuốc NSAID thì bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc ngay.

Trong quá trình điều trị bệnh nhân có thể gặp một số phản ứng phụ của thuốc như: Đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,…Đây là các phản ứng bình thường và sẽ hết sau đợt điều trị. Tuy nhiên nếu bạn gặp các triệu chứng khó chịu cực độ thì nên trao đổi với bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp hơn.

4.2 Điều trị phẫu thuật

Phẫu thuật là kỹ thuật xâm lấn gây ra nhiều đau đớn và rủi ro cao vì vậy chỉ được áp dụng trong một số trường hợp thực sự cần thiết. Các trường hợp cần can thiệp phẫu thuật là: Điều trị bằng thuốc không hiệu quả, biến chứng thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, các vết loét thường xuyên tái phát,…

Các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày điển hình 

>>>>>Xem thêm: Viêm loét tá tràng là gì?

Điều trị nội khoa là phương pháp được sử dụng phổ biến

5. Các biện pháp phòng tránh viêm loét dạ dày bạn cần biết

Thay vì tới khi có bệnh mới chữa thì bạn cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Dưới đây là một số lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt mà bạn cần thực hiện.

– Ăn nhiều rau quả, trái cây để cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa cho cơ thể. Các chất này giúp nâng cao sức đề kháng và khả năng chống viêm nhiễm

– Bổ sung chất xơ từ: Yến mạch, cà rốt, đậu Hà Lan,…

– Probiotics hay thường gọi là lợi khuẩn giúp cải thiện các triệu chứng khó tiêu, giảm tác dụng phụ của thuốc kháng sinh. Các sinh vật lợi khuẩn thường có trong sữa chua, kim chi,…

– Kẽm: Vi chất này giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, giúp chữa lành vết thương. Các loại thực phẩm: Thịt bò, hàu, cải bó xôi,…chứa hàng lượng kẽm cao

– Tránh uống nhiều bia rượu, thuốc lá, cafe

– Hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây kích thích hệ tiêu hóa

– Học cách kiểm soát căng thẳng

Qua bài viết mong rằng bạn đã hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Các kiến thức hữu ích này sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc phòng tránh bệnh hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *