Xuất huyết tiêu hóa là một triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vậy các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa là gì? Cách xử trí tình trạng xuất huyết tiêu hóa như thế nào… sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa
1. Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ nhưng nam giới gặp nhiều hơn nữ. Có thể chia xuất huyết tiêu hóa làm 2 nhóm chính là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.
1.1. Xuất huyết tiêu hóa trên
– Viêm loét dạ dày hành tá tràng: Đây là nguyên nhân thường gặp với tình trạng nôn ra máu, đại tiện phân đen. Tình trạng này có thể xảy ra nhiều lần trong ngày gây thiếu máu trầm trọng, nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
– Tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Xuất huyết tiêu hóa do nguyên nhân này biểu hiện ở việc chảy máu tươi, màu hơi đen, số lượng nhiều và thường xuất hiện kèm các triệu chứng khác như cổ trướng, lá lách to.
– Một số nguyên nhân ít gặp cũng gây xuất huyết tiêu hóa như ung thư dạ dày, viêm dạ dày cấp, ure máu cao…
1.2. Xuất huyết tiêu hóa dưới
– Chảy máu đại tràng: Thường là do các nguyên nhân như lỵ trực khuẩn, lỵ amip, ung thư đại tràng, viêm loét đại trực tràng chảy máu…
– Chảy máu từ ruột non: Nguyên nhân là do thương hàn, viêm ruột xuất huyết hoại tử, bệnh Crohn. Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác gây chảy máu ruột non như ung thư ruột non, sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu cấp tính…
1.3. Các nguyên nhân khác ít gặp
Tìm hiểu thêm: Cắt trĩ theo phương pháp Longo an toàn, tại Bệnh viện Thu Cúc
– Do các bệnh máu: Một số bệnh về máu có thể gây xuất huyết tiêu hóa như bệnh bạch cầu đa sinh cấp và mạn tính, bệnh suy tuỷ xương, bệnh máu khó đông.
– Do dùng một số thuốc: Một số thuốc có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày gây chảy máu (nhất là khi niêm mạc dạ dày đã bị viêm hoặc loét) như aspirin, các loại axit salixylic…
Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa rất đa dạng và để chẩn đoán chính xác căn nguyên gây bệnh, người bệnh cần tới ngay bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Tiêu hóa để làm các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết. Từ kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ giúp tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp.
2. Triệu chứng xuất huyết tiêu hóa
Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh thường có các triệu chứng dưới đây:
– Nôn ra máu: Số lượng từ 100ml – 1.000ml hoặc nhiều hơn tùy theo mức độ xuất huyết nặng hay nhẹ; máu thành cục, màu nâu sẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thức ăn hoặc dịch nhầy loãng.
– Đại tiện phân đen: Phân nát, lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm, số lượng 100gr, 500gr, 2 – 3 lần trong 24 giờ.
– Dấu hiệu mất máu: Tùy theo mức độ mất máu sẽ có những dấu hiệu mất máu khác nhau. Người bệnh thường có các biểu hiệu như vã mồ hôi, chân tay lạnh, nổi da gà, da niêm mạc nhợt, vật vã giãy giụa, ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, đái ít, có khi vô niệu… Xét nghiệm thấy hồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm.
>>>>>Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa sau khi dùng kháng sinh
3. Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng xuất huyết tiêu hóa nên hạn chế uống rượu bia và hút thuốc; không dùng các loại thuốc và thức ăn có hại cho dạ dày; nên ăn tăng cường chất xơ và rau quả. Trong đợt xuất huyết cần dùng các thức ăn mềm, ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Do đó, khi có những triệu chứng xuất huyết tiêu hóa, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt. Thăm khám kịp thời giúp phát hiện bệnh sớm để có biện pháp xử trí kịp thời, đúng cách nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh.