Các nhóm máu hiếm gồm những gì?

Nhiều người đã nghe nói tới việc có các nhóm máu hiếm song chưa biết cụ thể về điều này. Thậm chí những trường hợp biết mình thuộc nhóm máu hiếm và rất lo lắng nhưng không biết nên làm gì để yên tâm. Hãy cùng bệnh viện ĐKQT Thu Cúc tìm hiểu về các nhóm máu hiếm qua bài viết sau.Các nhóm máu hiếm gồm những gì?

Bạn đang đọc: Các nhóm máu hiếm gồm những gì?

Các nhóm máu hiếm gồm những loại nào?

Máu trong cơ thể người được phân loại thành các nhóm khác nhau. Có nhiều hệ nhóm máu nhưng quan trọng nhất là 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau. Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O. Hệ Rh có 2 nhóm máu là Rh+ và Rh-. Trong đó, O, A, B, AB là  4 nhóm máu chính trong cơ thể người với tỷ lệ người mang mỗi loại nhóm máu này như sau:

O: 44.42%

A: 34.83%

B: 13.61%

AB: 7.14%

Theo tỷ lệ trên, nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất trong số 4 nhóm chính.

Những nhóm máu được đưa vào diện hiếm, bao gồm các nhóm máu trên nhưng ở dạng âm tính, được quy định bằng cách phân loại theo yếu tố Rh.

Rh là chữ viết tắt của Rhesus, nghĩa là phân loại máu theo yếu tố Rhesus. Đây là hệ thống nhóm máu quan trọng nhất sau hệ thống ABO. Tình trạng Rh âm tính (-) hay dương tính (+) của nhóm máu chính là kết quả có xuất hiện hay không xuất hiện kháng nguyên D – một loại kháng nguyên trong hệ thống nhóm máu này có tính sinh miễn dịch cao và tính kháng nguyên mạnh.

Nếu có kháng nguyên D trong máu, đó được gọi là nhóm Rh(+) (dương tính). Nếu không có kháng nguyên D trong máu, nhóm máu đó là Rh(-) (âm tính). Các nhóm máu A, B, O, AB mà kèm với tính chất Rh (-) thì được gọi là nhóm A, B, O, AB âm tính. Đặc biệt, nhóm máu Rh (-) rất hiếm gặp.

Theo nghiên cứu, ở Việt Nam có tới 99,96% số người có nhóm máu mang tính chất Rh+ (cụ thể là O+, B+, A+, AB+) nhưng chỉ có 0,04%-0,07% số người thuộc nhóm máu Rh- (gồm O-, B-, A-, AB-). Theo quy định của Hiệp hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong cộng đồng được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% gọi là nhóm máu rất hiếm. Như vậy, những người có nhóm máu Rh- thuộc nhóm máu hiếm.

Tìm hiểu thêm: Khám bệnh toàn diện với nhiều chính sách hỗ trợ

Các nhóm máu hiếm gồm những gì?

Người thuộc nhóm máu hiếm có đáng lo ngại?

Trên thực tế, những trường hợp mang nhóm máu hiếm Rh- có khả năng gặp rủi ro cao hơn những người có nhóm máu khác. Nguyên nhân bao gồm:-Trong trường hợp cần được truyền máu: các nhóm máu hiếm sẽ không có lượng dự trữ lớn và không sẵn có. Đặc biệt trong trường hợp nơi tiếp nhận máu hiến tặng hoặc tại bệnh viện không dự trữ đầy đủ mọi loại nhóm máu.– Có tối thiểu phân nửa số thai nhi sẽ mang nhóm máu Rh+ khi người mẹ có nhóm máu Rh-, bố có nhóm máu Rh+. Trong trường hợp có thai lần thứ nhất, thai nhi mang nhóm máu Rh+ vẫn phát triển bình thường cho đến khi ra đời nếu bánh nhau không bị tổn thương trong suốt thai kì. Nhưng từ lần có thai thứ 2 trở đi, nếu thai nhi vẫn có nhóm máu Rh+ sẽ có khả năng cao xảy ra vấn đề nghiêm trọng do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con. Tình trạng này có thể dẫn đến sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc trẻ bị thiểu năng trí tuệ.– Thai phụ có nhóm máu Rh- nhưng thai nhi có nhóm máu Rh+ sẽ có thể xảy ra tai biến truyền máu ngay ở lần nhận máu Rh+ đầu tiên.Các nhóm máu hiếm gồm những gì?

>>>>>Xem thêm: Nhóm máu O – những thông tin bổ ích mà bạn nên biết

Làm gì để hạn chế rủi ro cho người mang nhóm máu hiếm?

Để làm được điều này, mọi người cần:– Sớm kiểm tra và phát hiện người có nhóm máu hiếm. Sau đó, các thành viên khác trong gia đình cũng nên xét nghiệm nhóm máu sớm. Cần lập danh sách người có nhóm máu hiếm để theo dõi, tư vấn sức khỏe cho họ kịp thời, đúng cách.– Vận động người có nhóm máu hiếm đủ sức khỏe tham gia hiến máu tình nguyện. Tiến hành lưu trữ và cung cấp nhóm máu hiếm trong các trường hợp cần truyền máu theo quy định.– Người có nhóm máu hiếm Rh- luôn cần chú ý tự bảo vệ cho chính mình. Việc làm thiết thực nhất là chăm lo, bảo vệ sức khỏe bản thân và động viên những người thân trong gia đình xét nghiệm để biết chính xác nhóm máu. Bên cạnh đó cần thông báo ngay nhóm máu hiếm của mình với nơi khám chữa bệnh, đặc biệt khi cần truyền máu hoặc đang trong thai kì.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *