Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh

Hệ thần kinh gồm: thần kinh trung ương (não, tủy sống) và thần kinh ngoại biên (các dây thần kinh). Để tầm soát, phát hiện tổn thương ở cơ quan này thì chỉ khám lâm sàng là chưa đủ, cần một số công cụ chẩn đoán hình ảnh hỗ trợ giúp bác sĩ có để quan sát cấu trúc bên trong, đặc biệt ở các bộ phận phức tạp như não và tủy sống. Bài viết sẽ cung cấp các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh được sử dụng hiện nay, mời bạn theo dõi.

Bạn đang đọc: Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh

1. Chụp X quang thường quy

Kỹ thuật chụp X quang thường quy là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng từ rất lâu, giúp đánh giá nhiều tổn thương, gồm cả tổn thương cột sống và sọ não.

Trước đây, khi chưa có các phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như chụp cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ, thì chụp X quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh và nhiều cơ quan khác trong cơ thể được áp dụng phổ biến.

Kỹ thuật chụp X quang hệ thần kinh gồm:

– Chụp toàn bộ hộp sọ với các mặt phẳng trán (tư thế thẳng), mặt phẳng trục (tư thế hirtz), mặt phẳng dọc giữa (tư thế nghiêng).

– Chụp phóng đại trực tiếp một vùng

– Chụp cột sống từng vùng

– Chụp X quang tư thế động

Chụp X quang giúp chẩn đoán tốt hơn các vấn đề ở phần xương như sọ và cột sống, tuy nhiên các phần bị xương che khuất, phần mềm khó chẩn đoán.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh

Hình ảnh chụp X quang sọ não thẳng, nghiêng. (hình minh họa)

2. Siêu âm Doppler màu

Phương pháp này ít được dùng để khảo sát bệnh lý hệ thần kinh não tủy. Trong một số trường hợp siêu âm với đầu dò tần số 5-10MHz qua cửa sổ xương mỏng hoặc thóp, có thể giúp đánh giá sự di chuyển cấu trúc đường giữa 1 bên bán cầu não.

Siêu âm Doppler màu giúp xác định các bất thường của dòng chảy mạch máu, từ đó đưa ra những gợi ý thêm cho chẩn đoán bệnh lý thần kinh não, tủy.

Siêu âm cũng gợi ý cho hướng dẫn chọc dò dịch não tủy, định hướng trong phẫu thuật các tổn thương ở sâu trong mô não, tiểu não.

3. Chụp cắt lớp vi tính (MSCT) phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh tiên tiến

Khi chụp cắt lớp vi tính (MSCT) ra đời đã tạo là một bước đột phá mới trong chẩn đoán hình ảnh, thay vì sử dụng chụp X quang hay siêu âm như trước đây khó có thể chẩn đoán được chính xác.

Chụp cắt lớp vi tính cũng sử dụng tia X giống như chụp X quang, nhưng khi đi qua cơ thể với bộ xử lý của máy vi tính sẽ tái hiện hình ảnh tổn thương một cách rõ nét nhất, giúp bác sĩ đánh giá được mức độ, bản chất của loại tổn thương, để từ đó xây dựng phương pháp trị liệu phù hợp.

Chụp cắt lớp vi tính đa dãy ra đời với rất nhiều lớp cắt khác nhau, giúp chẩn đoán hình ảnh tủy sống và thần kinh sọ não, u não, tai biến mạch máu não, dị dạng mạch não, các bệnh lý về cột sống,… tạo một bước tiến mới trong chẩn đoán bệnh lý hệ thần kinh, đặc biệt là thần kinh trung ương (não, tủy sống).

Tìm hiểu thêm: Biến chứng viêm xoang gây rối loạn tiền đình

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh

Chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT đã dãy) được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán các bệnh lý về thần kinh và nhiều bệnh lý khác. (hình minh họa)

4. Chụp cộng hưởng từ (MRI) phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh ưu việt

Có thể nói chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) ra đời là một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực chẩn đoán hình ảnh. Phương pháp này cắt lớp phức tạp hơn chụp cắt lớp vi tính MSCT. Chụp MRI có thể cắt nhiều mặt, tái tạo hình ảnh 3D, phân tích được các tổn thương trong mô mềm, thần kinh não, tủy rất lý tưởng.

Đặc biệt là chẩn đoán bệnh lý về mạch máu não và tủy sống, không cần tiêm thuốc đối quang từ vẫn cho hình ảnh rõ nét, độ chính xác cao. Thuốc đối quang được sử dụng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể do bác sĩ chẩn đoán hình ảnh quyết định.

So với chụp cắt lớp vi tính thì chụp cộng hưởng từ MRI có độ nhạy và đăc hiệu cao hơn, nên được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán bệnh lý về thần kinh và rất nhiều bệnh lý ở các cơ quan khác trong cơ thể. Có thể dùng để kết hợp với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.

Đây là phương pháp khảo sát sọ não, mạch máu não an toàn (có thể áp dụng ở cả người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ đang mang thai), không xâm lấn, cho hình ảnh rõ nét, đánh giá kỹ tổn thương, phát hiện bất thường nhỏ nhất để có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh

>>>>>Xem thêm: Suy giảm trí nhớ ở người già: Cách nhận biết và phòng tránh

Chụp cộng hưởng từ MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh ưu việt nhất hiện nay đặc biệt là khảo sát các vấn đề về não, tủy sống.

Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI não giúp phát hiện nhiều vấn đề như:

– Bệnh lý não và các bất thường về cấu trúc não: khối u, nang, xuất huyết, phù nề, viêm, nhiễm trùng,…

– Quan sát mạch não và phát hiện các bất thường như: phình mạch, dị dạng mạch não,… mà không cần tiêm thuốc tương phản.

– Chẩn đoán bệnh lý thân não, tuyến yên,..

– Chẩn đoán các vấn đề thần kinh khác như: đau đầu kéo dài, yếu cơ hoặc liệt, các bệnh thần kinh mạn tính.

– Phát hiện sớm đột quỵ não

– Đánh giá chấn thương sọ não, tình trạng chảy máu ở các màng não.

– Quan sát được các phần bị xương che đi hoặc khó quan sát bằng các phương pháp khác tiêu biểu như bệnh lý ở tủy sống.

– Kiểm tra sau phẫu thuật não.

Chính vì các ưu điểm trên, mà chụp cộng hưởng từ não (chụp MRI não) được đánh giá là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh ưu việt nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp để chẩn đoán các vấn đề bệnh lý ở hệ thần kinh, bác sĩ vẫn có thể sử dụng kết hợp chụp cộng hưởng từ với các phương pháp khác để đem lại giá trị chẩn đoán cao nhất và phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe và kinh tế của người bệnh.

Trên đây là các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hệ thần kinh được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, còn có một số kỹ thuật khác được sử dụng như PET (chụp cắt lớp phát xạ positron), SPECT (chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn),… ít được sử dụng hơn, nhưng góp phần bổ sung hoàn thiện cho chẩn đoán thần kinh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *