Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả

Khác với trước đây, mổ mở thường là phương pháp điều trị chính dành cho người bệnh mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Tuy nhiên hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị tân tiến, ứng dụng công nghệ cao vào quá trình loại bỏ sỏi giúp đạt được những lợi ích về độ hiệu quả, thời gian, độ an toàn, và giảm biến chứng. Cùng tìm hiểu các phương pháp chữa sỏi thận, tiết niệu hiệu quả được sử dụng phổ biến trong bài viết dưới đây. 

Bạn đang đọc: Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả

1. Sơ lược về bệnh sỏi thận

Việt Nam là đất nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là một trong những điều kiện lý tưởng dẫn đến nhiều người mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu. Theo đó, người Việt được xếp vào nhóm bị sỏi tiết niệu cao trên thế giới.

Sỏi được hình thành tại đường tiết niệu do sự kết tinh của các tinh thể vô cơ trong nước tiểu. Có một số yếu tố nguy cơ được xác định là có liên quan đến sự kết tinh tạo sỏi đó là:

– Thói quen uống ít nước, khiến cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết

– Chế độ ăn nhiều muối, nhiều đạm thường xuyên

– Bổ sung các loại canxi, vitamin C sai cách

– Lười vận động, nhịn tiểu thường xuyên, ngồi lâu một chỗ

– Do các bệnh lý: Nhiễm trùng đường tiết niệu, các bệnh lý về rối loạn chuyển hóa

– Do dị dạng đường tiết niệu bẩm sinh…

Triệu chứng của bệnh thường là do tác động của viên sỏi gây biến chứng đối với hệ tiết niệu: Cơn đau quặn thận do tắc nghẽn bể thận, đài thận hoặc niệu quản, tiểu ra máu khi sỏi cọ xát vào đường tiểu, bí tiểu, tiểu dắt, tiểu són do sỏi gây tắc nghẽn, bít tắc đường tiểu…

2. Các phương pháp xử lý nhanh, loại bỏ sỏi thận sớm

Bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu có diễn biến âm thầm và triệu chứng dễ gây nhầm lẫn. Nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng đau hay đau không rõ ràng như ê ẩm vùng thắt lưng… dẫn đến việc phát hiện sỏi chậm trễ.

Theo các bác sĩ Chuyên khoa Ngoại thận tiết niệu của Thu Cúc TCI, sỏi tiết niệu nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình là suy giảm chức năng thận. Vậy nên thăm khám sức khỏe định kỳ, điều trị sỏi sớm ngay khi được chẩn đoán là cách giúp người bệnh thoát sỏi, tránh biến chứng, dự phòng các tình trạng suy giảm chức năng hệ tiết niệu trong tương lai.

Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả

Dựa vào kích thước, vị trí sỏi nằm trong hệ tiết niệu, cấu trúc đường bài xuất, sức khỏe, tuổi tác, bệnh sử… bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả cho từng trường hợp

Có một số phương pháp chữa sỏi thận phổ biến hiện nay gồm có:

2.1 Điều trị nội khoa bằng thuốc

Đối với các trường hợp sỏi kích thước nhỏ, bác sĩ chuyên khoa đánh giá sỏi có thể di chuyển ra được bên ngoài theo đường tiểu dựa vào các kết quả chẩn đoán xác định các yếu tố như kích thước, vị trí sỏi, hệ tiết niệu thông thoáng, sỏi chưa gây biến chứng… Người bệnh có thể được chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc.

Với các nhóm thuốc như giãn cơ trơn, kháng sinh, giảm đau… được chỉ định sử dụng trong một thời gian nhất định, sau đó người bệnh sẽ được kiểm tra và đánh giá hiệu quả sau khi sử dụng thuốc.

Nếu sỏi không trôi ra ngoài theo dự kiến thì bắt buộc phải sử dụng phương pháp điều trị khác đó là điều trị ngoại khoa can thiệp để loại bỏ sỏi ra khỏi hệ tiết niệu để tránh gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu…

2.2 Can thiệp ngoại khoa chữa sỏi thận bằng công nghệ cao

Với các trường hợp sỏi thận sỏi tiết niệu cần can thiệp ngoại khoa thì người bệnh có thể yên tâm nhờ có các phương pháp chữa sỏi thận ứng dụng công nghệ cao hiện nay. Bệnh nhân được hạn chế mổ mở, loại bỏ sỏi ra khỏi cơ thể bằng các con đường hạn chế xâm lấn tối đa nhằm mục đích bảo toàn chức năng thận cho người bệnh lâu dài sau này.

Hiện nay tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu dễ dàng được điều trị nhanh chóng bằng các phương pháp tán sỏi công nghệ cao. Cụ thể gồm: Tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi nội soi ngược dòng bằng laser, tán sỏi qua da đường hầm nhỏ, và tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser.

Nhờ có tán sỏi ứng dụng công nghệ cao, mổ mở truyền thống không còn được ưa chuộng và coi là phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa chính đối với bệnh nhân mắc sỏi thận, sỏi tiết niệu như trước đây.

3. Chi tiết các phương pháp tán sỏi công nghệ cao, hạn chế xâm lấn

3.1 Tán sỏi ngoài cơ thể – Chữa sỏi thận không mổ mở

Phương pháp điều trị này nhắm vào viên sỏi và loại bỏ sỏi bằng cách sử dụng nguồn năng lượng sóng xung kích hoặc sóng điện từ chiếu từ bên ngoài cơ thể (qua vùng da khu vực hông lưng) xuyên qua da, các lớp mô, môi trường nước tiếp cận viên sỏi. Quá trình này được thực hiện dưới hướng dẫn của X-quang, sao cho tâm điểm của tia chiếu nằm giữa viên sỏi. Sau nhiều lần tác động (từ 3000 nhịp sóng xung kích trở xuống) viên sỏi sẽ vỡ thành vụn, và tự trôi ra ngoài theo dòng nước tiểu.

Phương pháp này bệnh nhân không cần gây mê hay gây tê, tán sỏi nhanh trong khoảng 30 phút và không cần nằm viện. Bệnh nhân cần lưu ý uống nhiều nước để vụn sỏi có thể di chuyển hết ra ngoài và đến tái khám để đánh giá hiệu quả sạch sỏi sau tán.

Tìm hiểu thêm: Những cách chữa sỏi tiết niệu hiệu quả hiện nay là gì?

Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả

Tán sỏi ngoài cơ thể là phương pháp chữa sỏi thận bằng công nghệ hiện đại, tân tiến

3.2 Tán sỏi nội soi ngược dòng – Chữa sỏi qua đường tiểu tự nhiên

Là phương pháp có hiệu quả đặc biệt cao đối với các trường hợp sỏi niệu quản. Bệnh nhân được loại bỏ sỏi khỏi tắc nghẽn nhờ kỹ thuật nội soi ngược dòng (đưa ống nội soi qua lỗ tiểu vào niệu đạo, bàng quang lên niệu quản để tìm sỏi) và tán sỏi bằng năng lượng laser. Viên sỏi được nhắm bắn trực tiếp bằng năng lượng laser dưới hướng dẫn của màn hình nội soi, sau đó sẽ vỡ thành vụn nhỏ. Vụn sỏi sẽ được gom bằng rọ đưa ra ngoài, hoặc một số sẽ trôi ra ngoài theo quá trình đi tiểu.

Phương pháp này bệnh nhân được loại bỏ sỏi nhanh trong khoảng 30 đến 45 phút, không có vết mổ trên cơ thể nên nhanh hồi phục, xuất viện sau khoảng 24 giờ.

2.3 Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ – Chữa sỏi thận hạn chế xâm lấn

Đây là phương pháp điều trị tối ưu cho các trường hợp sỏi thận, sỏi niệu quản 1/3 trên kích thước lớn, sỏi san hô phức tạp. Viên sỏi khủng được loại bỏ bằng cách tạo một vết rạch mini khoảng 0,5cm vùng hông lưng bên thận trái hoặc phải có sỏi, chọc và nong một đường hầm chỉ bé như đầu đũa vào thận. Thông qua đường hầm bé đó, các thiết bị tán sỏi nội soi và năng lượng laser được đưa vào để bắn vỡ sỏi thành vụn và hút trực tiếp vụn ra ngoài.

Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ giúp người bệnh hạn chế việc can thiệp rạch mổ (vết rạch mổ lớn khoảng 10cm), từ đó bảo toàn chức năng thận (ảnh hưởng của tán sỏi qua da tới chức năng thận là dưới 1% trong khi mổ mở có thể gây mất lớn hơn 30%).

Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Thời gian điều trị tán sỏi ngoài cơ thể trong bao lâu?

Tán sỏi qua da với vết rạch siêu nhỏ trên da

2.4 Tán sỏi nội soi ống mềm – Chữa sỏi thận qua đường tự nhiên

Với con đường tiếp cận sỏi theo đường tự nhiên tương tự như phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng, tuy nhiên có sự khác nhau về ống nội soi mềm. Loại ống soi mềm linh hoạt sẽ tiếp cận sỏi ở vị trí cao hơn, phức tạp hơn, sau đó năng lượng laser sẽ trực tiếp làm vỡ sỏi thành vụn, sau đó vụn sỏi được đưa ra bên ngoài.

Tán sỏi nội soi ống mềm bằng laser giúp người bệnh mắc sỏi đoạn cao được loại bỏ không cần mổ mở, bảo toàn chức năng thận, giúp người bệnh nhanh phục hồi, ra viện sau khoảng 48 giờ.

Trên đây là các thông tin về cách chữa sỏi thận, sỏi tiết niệu đang được ứng dụng rộng rãi. Người bệnh khi đã phát hiện mắc sỏi nên đến bệnh viện uy tín có chuyên khoa thận, tiết niệu để được tư vấn xác định chính xác tình trạng bệnh. Ngoài ra, tránh tin tưởng và sử dụng các phương pháp điều trị không chính thống, các bài thuốc dân gian qua truyền miệng, gây ảnh hưởng đến chức năng thận và các cơ quan khác. Đặc biệt nên lựa chọn các đơn vị y tế uy tín đã làm chủ đầy đủ các phương pháp tán sỏi công nghệ cao tân tiến, đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị hiện đại chất lượng cao để có tìm ra phương pháp điều trị phù hợp và an toàn, hiệu quả cho sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *