Các phương pháp chữa ung thư vòm họng hiện nay

Bệnh ung thư vòm họng điều trị thế nào và có điều trị khỏi hay không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Hiện nay, những phương pháp chữa ung thư vòm họng đang được nghiên cứu chuyên sâu và phát triển đa dạng. Tuy nhiên, để có thể điều trị bệnh hiệu quả sẽ dựa trên nhiều yếu tố, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây để nắm rõ hơn.

Bạn đang đọc: Các phương pháp chữa ung thư vòm họng hiện nay

1. Bệnh ung thư vòm họng và tỷ lệ sống của bệnh

Ung thư vòm họng hiện nay có thể gặp phải ở bất kì ai và ở trong độ tuổi nào, bệnh thậm chí còn đang có xu hướng trẻ hóa.

Ung thư vòm họng có chữa khỏi hay không là thắc mắc và băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Hiện nay, các phương pháp chữa ung thư vòm họng đã được nghiên cứu và phát triển đa dạng, tuy nhiên, để có thể điều trị hiệu quả phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Người bệnh có thể tham khảo bài viết sau đây để có được câu trả lời.

1.1 Đánh giá về bệnh ung thư vòm họng

Hiện nay, ung thư vòm họng có thể gặp phải ở bất kì ai, bất kể độ tuổi nào, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa theo thời gian. Căn bệnh này phổ biến nhất ở dạng ung thư biểu mô tế bào không biệt hóa. Ngoài ra, ung thư vòm họng còn có các dạng như: ung thư biểu mô vảy, ung thư biểu mô tuyến và u lympho.

Những triệu chứng điển hình của bệnh ung thư vòm họng có thể kể đến như: ngạt mũi, khó thở, tê bì mặt và chân, ù tai, thính lực kém…

Các phương pháp chữa ung thư vòm họng hiện nay

Thính lực kém đi là một trong số những dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Bệnh ung thư vòm họng có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Điều trị ung thư vòm họng được tính dựa trên tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh.

1.2 Tỷ lệ về tiên lượng bệnh ung thư vòm họng

Trong giai đoạn đầu, đa số người bệnh đáp ứng điều trị tốt và tỷ lệ sống khoảng 60-75%. Tức là nếu được phát hiện kịp thời, bệnh nhân hoàn toàn có thể có cơ hội điều trị bệnh thành công. Tuy nhiên ở những giai đoạn sau, tỷ lệ sống sẽ giảm xuống đáng kể.

Mức độ di căn của ung thư sẽ được theo dõi để đánh giá tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân:

– Ung thư tại chỗ: Không có dấu hiệu ung thư đã lây lan ngoài vòm họng

– Ung thư di căn tại vùng: Tế bào ung thư di căn ngoài vòm họng tới những hạch bạch huyết hoặc cấu trúc lân cận

– Ung thư di căn xa: Ung thư lây lan tới những bộ phận xa của cơ thể, đặc biệt là gan và phổi.

Dựa trên đánh giá mức độ di căn, có thể phân chia tỷ lệ sống theo mức độ như sau:

– Ung thư tại chỗ: Tỷ lệ sống sau 5 năm là vào khoảng 81%

– Ung thư di căn tại vùng: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 73%

– Ung thư di căn xa: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 48%

– Những giai đoạn kết hợp: Tỷ lệ sống sau 5 năm là 62%.

2. Các phương pháp để chữa bệnh ung thư vòm họng hiện nay

2.1 Cách chữa bệnh ung thư vòm họng phổ biến hiện nay

Phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư vòm họng là xạ trị, có thể phối hợp với hóa trị để tăng hiệu quả.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật nhưng thường không phổ biến và đa phần để loại bỏ hạch bạch huyết sau hóa trị để tránh bệnh tái phát.

Mặc dù điều trị ung thư thành công được xem là mục tiêu nhưng để bảo tồn chức năng các cơ quan hay vùng mô quanh vòm họng cũng rất quan trọng. Bác sĩ cần cân nhắc phương pháp điều trị có ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của người bệnh hay không, cụ thể là ngoại hình, cảm giác, ảnh hưởng tới sinh hoạt cá nhân…

Dựa trên đánh giá loại ung thư, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất theo tình trạng, loại bệnh và giai đoạn bệnh ung thư.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh ung thư da phổ biến nhất ở Anh

Các phương pháp chữa ung thư vòm họng hiện nay

Mỗi giai đoạn bệnh ung thư sẽ được xây dựng phác đồ điều trị tương ứng khác nhau

2.2 Phác đồ chữa bệnh ung thư vòm họng

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia X năng lượng cao hay những hạt năng lượng khác tiêu diệt tế bào ung thư, được chỉ định trong một khoảng thời gian nhất định. Đối với ung thư vòm họng, xạ trị có thể bao gồm:

– Xạ trị chiếu ngoài: Phương pháp phổ biến nhất trong chữa ung thư vòm họng, hay chính là xạ trị 3D hoặc xạ trị biến liều. Xạ trị chiếu ngoài sử dụng bức xạ từ bên ngoài cơ thể để phân phối liều xạ trị đồng thời giảm tổn thương tế bào khỏe mạnh và ít tác dụng phụ hơn, thường áp dụng trong giai đoạn II -IVA.

– Xạ trị proton: Phương pháp sử dụng hạt proton năng lượng cao chiếu xạ từ bên ngoài để tiêu diệt ung thư, khuyến nghị cho bệnh nhân trong giai đoạn muộn khi khối u di căn nằm gần các bộ phận của hệ thần kinh trung ương.

– Xạ phẫu lập thể: Cung cấp xạ trị chính xác đến khối u, có thể được sử dụng để điều trị khối u xâm lấn đến nền sọ hay khối u tái phát trong nền sọ.

– Xạ trị áp sát: Thực hiện thông qua thiết bi cấy ghép, có thể là hạt hoặc que nhỏ chứa chất phóng cạ đến vị trí ung thư. Phương pháp dùng để điều trị khối u di căn lần một hoặc điều trị khối u từ ban đầu.

Hóa trị

Đây là liệu pháp toàn thân phổ biến trong điều trị ung thư vòm họng, có tác dụng ức chế sự tăng sinh, phát triển hay phân chia của ế bào ung thư thông qua:

– Đường tĩnh mạch bằng kim tiêm truyền

– Đường uống bằng viên nén hoặc viên nang

– Đường tiêm trực tiếp vào khối u: tiêm vào bắp, dưới da hoặc tiêm trực tiếp vào khối u.

Phương pháp này thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư vòm họng trong giai đoạn II đến IVA.

Các phương pháp chữa ung thư vòm họng hiện nay

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị áp xe vú hiệu quả cho phụ nữ sau sinh

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư vòm họng hiệu quả tốt

Phẫu thuật

Loại bỏ khối u và một số mô lành thường không được sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư vòm họng và thường được chỉ định với ung thư biểu mô không biêt hóa vòm họng.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Khác với hóa trị, thuốc nhắm trúng đích hay nhắm trúng mục tiêu có thể hoạt động khi thuốc hóa trị hoạt động kém, tác dụng phụ thường nhẹ hơn so với hóa trị. Phương pháp thường được áp dụng với ung thư đã lan rộng hay bị tái phát.

Liệu pháp miễn dịch

Sử dụng thuốc kích hoạt hệ thống miễn dịch để chống lại tế bào ung thư, thường được dùng dưới dạng truyền tĩnh mạch và liệu trình 2-4 tuần.

Các phương pháp khác gồm: Liệu pháp điều trị giảm nhẹ và những thử nghiệm lâm sàng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *