Nội soi không đau là gì? Đây là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay để phát hiện ra các dấu hiệu tổn thương ở đường tiêu hóa. Kỹ thuật này được thực hiện nhanh chóng, không gây đau và khó chịu cho bệnh nhân.
Bạn đang đọc: Các phương pháp nội soi không đau là gì?
1. Phương pháp nội soi tiêu hóa gây mê
Nội soi không đau là gì? Đây là phương pháp nội soi gây mê. Người khám sẽ được gây mê trước khi tiến hành nội soi vì vậy không có cảm giác khó chịu, đau đớn như kỹ thuật thông thường.
1.1 Ưu điểm của phương pháp
Hiện nay nội soi tiêu hóa gây mê được nhiều bác sĩ cùng bệnh nhân lựa chọn vì những ưu điểm:
– Không gây cảm giác buồn nôn, đau đớn, sợ hãi trong quá trình thực hiện. Rất nhiều bệnh nhân bị ám ảnh vì phương pháp nội soi truyền thống.
– Thời gian gây mê ngắn nên an toàn. Lượng thuốc mê tiêm vào cơ thể cũng rất ít vì vậy không ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sức khỏe. Người bệnh sẽ tỉnh táo ngay sau khi quá trình nội soi kết thúc.
– Hình ảnh quan sát chi tiết, rõ nét giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá và chẩn đoán bệnh.
– Khi thăm khám bệnh nhân nằm yên vì vậy dễ thực hiện chuẩn xác nên không gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.
– Thời gian thực hiện chỉ mất từ 5-15 phút giúp tiết kiệm thời gian.
Nội soi không đau là gì? Là phương pháp nội soi gây mê
1.2 Những điều lưu ý khi thực hiện nội soi gây mê
Trước các buổi thăm khám nội soi gây mê bạn cần chú ý:
– Thông báo cho chuyên gia hay bác sĩ biết các loại thuốc, thực phẩm chức năng, thảo dược,…bạn đã bổ sung trong thời gian gần đây. Ví dụ: Thuốc ngừa đông máu, thuốc tiểu đường,…
– Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng, không uống các loại nước ngọt, sữa, cà phê,…trước khi tiến hành nội soi.
– Trước khi nội soi nên ngừng uống nước khoảng 2 tiếng để tránh bị nước trào ngược vào phổi.
– Thực hiện test thuốc mê trước để xem phản ứng phụ của thuốc.
– Sau khi nội soi gây mê không ăn uống, khạc nhổ trong vòng nửa tiếng
– Chú ý tới những điểm bất thường sau khi thăm khám như: Đau bụng trầm trọng, phân tối màu, khó thở, sốt cao, nôn mửa,…Bệnh nhân cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời sơ cứu.
– Quan trọng nhất là sau khi nội soi không nên tự lái xe hoặc quyết định những việc quan trong ngày nội soi. Lý do vì để thực hiện nội soi bệnh nhân cần tiêm thuốc gây mê nên sẽ ảnh hưởng tới sự tỉnh táo của người khám trong vài tiếng.
2. Nội soi không đau là gì? Phương pháp nội soi bằng đường mũi
Nội soi không đau bằng mũi là một trong các phương pháp nội soi hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này cũng được nhiều bác sĩ lựa chọn.
2.1 Nội soi không đau là gì? Nội soi bằng đường mũi
Nội soi đường mũi thực hiện bằng cách đưa ống nội soi qua lỗ mũi, thông xuống họng và ống tiêu hóa. Vì không đưa ống soi qua đường miệng nên không chạm vào vòm khẩu cái, lưỡi gà nên không gây cảm giác buồn nôn. Bệnh nhân vẫn tỉnh táo và có thể trao đổi về tình trạng bệnh cùng bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Những điều cần lưu ý về bệnh viêm gan C
Nội soi tiêu hóa bằng đường mũi không gây đau đớn cho người bệnh
2.2 Ưu điểm của nội soi không đau bằng mũi
Thực hiện nội soi đường mũi mang lại nhiều ưu điểm. Cụ thể như:
– Hạn chế tối đa sự khó chịu thường gặp như buồn nôn, khó chịu.
– Trong quá trình thực hiện hoàn toàn tỉnh táo, có thể giao tiếp với bác sĩ
– Hiệu quả cao. Ống nội soi siêu nhỏ có thể đi qua các thương tổn gây chít hẹp đường tiêu hóa. Đồng thời giúp quan sát sâu và chi tiết hơn những vị trí mà ống nội soi truyền thống không thể đi qua.
– Nội soi không đau bằng đường mũi an toàn vì không xâm lấn. Bệnh nhân cũng không cần dùng thuốc mê nên không ảnh hưởng tới nhịp tim, huyết áp. Những người có tiền sử bệnh về tim, huyết áp nên sử dụng phương pháp này.
– Tiết kiệm thời gian: Chỉ mất khoảng 15 phút cho cả quá trình thực hiện.
– Bác sĩ có thể thăm khám kỹ và đánh giá đầy đủ các tổn thương mà hệ tiêu hóa đang gặp phải. Phát hiện dấu hiệu ung thư dạ dày sớm.
– Bệnh nhân đồng thời cũng có thể làm các xét nghiệm khác ngay sau khi hoàn thành nội soi.
Lưu ý: Phương pháp nội soi này không sử dụng được với những người bị hẹp khe mũi, dị vách ngăn mũi.
3. Phương pháp nội soi tiêu hóa qua viên nang
Đây là phương pháp vô cùng tiên tiến và hiện đại. Nhờ vào máy móc mà các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất
3.1 Cách thực hiện nội soi không đau là gì ?
Để nội soi viên nang bạn cần nuốt mọt thiết bị camera có dạng viên thuốc. Thiết bị này sẽ thực hiện chụp 3 hình/ giây. Các hình ảnh sẽ truyền qua máy hiển thị cạnh người xét nghiệm.
Mất khoảng khoảng 8 tới 10 tiếng để viên nang di chuyển từ miệng đến hậu môn. Trong thời gian này, người bệnh vẫn có thể hoạt động nhẹ nhàng và sinh hoạt bình thường. Viên nang sẽ được đào thảo ra khỏi cơ thể qua đường phân.
Toàn bộ hình ảnh đã được chụp sẽ lưu trên máy tính để bác sĩ xem xét và dựa vào đó chẩn đoán bệnh.
>>>>>Xem thêm: Men gan bao nhiêu là cao? Cách hạ men gan hiệu quả
Nội soi bằng cách uống viên nang sẽ giúp chụp được tất cả các vùng tổn thương trong hệ tiêu hóa
3.2 Ưu điểm của nội soi viên nang
Ưu điểm của nội soi không đau là gì? Cũng giống như các phương pháp đã liệt kê ở trên. Nội soi viên nang cũng có một số điểm nổi bật như:
– Không mang lại cảm giác khó chịu, sợ hãi trong suốt quá trình thực hiện thăm khám.
– Toàn bộ hình ảnh về đường ruột như: Ruột non, tá tràng, ruột già,….ngay cả các vùng khó quan sát nhất đều được chụp lại. Bác sĩ cùng các chuyên gia có đầy đủ cơ sở để chẩn đoán bệnh cụ thể.
– Không cần sử dụng đến thuốc hoặc gây mê khi thực hiện. Có thể sử dụng cho nhiều đối tượng, ngay cả những người dị ứng với thuốc.
– Hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm virus HP qua dụng cụ nội soi chung
– Hoàn toàn không có các biến chứng hay tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới niêm mạc trong dạ dày như phương pháp truyền thống
Tuy nhiên sau khi thực hiện nội soi viên nang và phát hiện ra những tổn thương vẫn cần kết hợp nội soi bằng ống mềm để bổ sung. Người bệnh cũng phải thực hiện thêm việc lấy mẫu mô trực tiếp để khảo sát mô bệnh học.
Sau khi đọc bài viết chắc rằng bạn đã hiểu về các phương pháp nội soi không đau là gì. Với sự tiến bộ của y học, bệnh nhân hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp thích hợp giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh của bản thân.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.