Để chẩn đoán bạn có mắc ung thư phổi hay không thì cần nhờ vào kết quả của các phương pháp sàng lọc chuyên sâu. Hiện nay, có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư phổi? Mỗi phương pháp mang ý nghĩa gì? Và bạn cần lưu ý gì trong quá trình tầm soát ung thư?
Bạn đang đọc: Các phương pháp tầm soát ung thư phổi và lưu ý quan trọng
1. Vai trò và ý nghĩa của tầm soát ung thư phổi
Khi các tế bào bình thường ở phổi có sự biến đổi bất thường và gia tăng mất kiểm soát thì chính là sự cảnh báo ung thư phổi xuất hiện. Bao gồm:
– Ung thư phổi không tế bào nhỏ.
– Ung thư phổi tế bào nhỏ.
Một trong những điều khiến ung thư trở thành căn bệnh đáng sợ nhất hiện nay chính là triệu chứng ban đầu mờ nhạt, khó nhận biết. Thậm chí có những triệu chứng khiến bạn nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường nên dễ chủ quan, xem nhẹ. Chỉ khi các tế bào ung thư âm thầm tiến triển, tấn công sang giai đoạn muộn thì các triệu chứng mới nghiêm trọng hơn. Sự ảnh hưởng của các triệu chứng này tới sức khỏe quá rõ ràng thì người bệnh mới vội vàng đi kiểm tra. Tuy nhiên, lúc này đã phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị không còn đạt hiệu quả cao và tiên lượng sống cũng rất thấp.
Vậy làm cách nào để có thể phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả? Chủ động tầm soát ung thư phổi sớm là cách dự phòng cho chính bản thân an toàn và hiệu quả nhất. Với vai trò, ý nghĩa không thể phủ nhận:
– Sàng lọc ung thư sớm, ngay cả khi chưa có dấu hiệu khởi phát ung thư.
– Phát hiện dấu hiệu tiền ung thư phổi.
– Kịp thời can thiệp và điều trị khỏi bệnh cao.
– Giảm thiểu chi phí chữa trị.
– Tiết kiệm thời gian, công sức của người bệnh trong việc điều trị.
– Ngăn ngừa rủi ro bệnh tật trong tương lai.
Chủ động tầm soát ung thư phổi giúp dự phòng sức khỏe an toàn và hiệu quả
2. Có bao nhiêu phương pháp tầm soát ung thư phổi hiện nay?
Hiện nay, có 5 phương pháp tầm soát ung thư phổi. Mỗi phương pháp đều nhằm mục đích và ý nghĩa sàng lọc riêng. Hãy tìm hiểu chi tiết về 5 phương pháp này nhé.
2.1. Khám sàng lọc
Khám sàng lọc là bước khám bạn sẽ gặp trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa Nội. Tại bước khám này, bạn sẽ được hỏi về:
– Triệu chứng gần đây.
– Tiền sử bệnh lý.
– Các yếu tố về di truyền.
– Đặc thù nghề nghiệp có liên quan đến nguy cơ ung thư phổi không.
Sau khi hoàn tất khai thác thông tin cơ bản, bác sĩ tiếp tục thực hiện nghe tim phổi thông qua dụng cụ y tế chuyên dụng. Nếu có âm thanh bất thường, bác sĩ sẽ có chỉ định các phương pháp sàng lọc tiếp theo.
2.2. Xét nghiệm máu chỉ điểm dấu ấn ung thư
Xét nghiệm máu được đánh giá là phương pháp sàng lọc ung thư thiết yếu. Vì trong máu có những chất chỉ điểm khối u riêng biệt cho từng loại ung thư. Nếu nồng độ chất chỉ điểm có tăng cao thì sẽ là căn cứ nghi ngờ xuất hiện của khối u ác tính.
Một số chất chỉ điểm khối u điển hình trong tầm soát ung thư phổi đó là:
– SCC
– CEA
– Cyfra 21-1
– Pro –GRP
– NSE
Tuy xét nghiệm là danh mục quan trọng nhưng không thể chắc chắn bạn có mắc ung thư phổi hay không nếu chỉ dựa vào mỗi kết quả này. Bởi với một số trường hợp thì kết quả xét nghiệm máu đôi khi sai lệch ở những người có bệnh lý nền bình thường. Do đó, bạn cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc sinh thiết để gia tăng kết quả chẩn đoán được chính xác.
Xét nghiệm chỉ điểm khối u
2.3. Chụp X-quang phổi
Chụp X-Quang phổi là một trong những phương pháp tầm soát ung thư phổi hiện nay. Phương pháp này giúp phát hiện các bệnh lý về phổi như:
– Tràn khí màng phổi
– Tràn dịch màng phổi
– Định hướng nghi ngờ lao
– Phát hiện các tổn thương như áp xe phổi hoặc khối u bất thường.
Chụp X-quang phổi có những ưu điểm là:
+ Thời gian thực hiện nhanh.
+ Quan sát được hình ảnh lồng ngực, tim, phổi, mạch máu,..làm cơ sở chẩn đoán.
+ Có thể nhìn thấy các tổn thương lớn.
2.4. Chụp cắt lớp vi tính CT
Chụp cắt lớp vi tính (Chụp CT) là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại ngày nay. Kỹ thuật này sử dụng máy chụp CT có phát ra những chùm tia X quét qua phổi.Từ đó đem lại những hình ảnh 2D, 3D qua màn hình máy tính nhằm xác định tình trạng của phổi. Dựa vào hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ biết được chính xác số lượng, vị trí, mức độ tổn thương của phổi, dù là nhỏ nhất
So với phương pháp chụp X-quang phổi thì chụp CT phổi mới có khả năng xác định được các đám mờ ở phổi. Đặc biệt, kỹ thuật này còn có thể dùng thuốc cản quang nếu muốn làm rõ hơn các hình ảnh, kết quả thu được.
Tìm hiểu thêm: Mổ u nang buồng trứng bao lâu thì có thai?
Chụp CT là phương pháp chẩn đoán có kết quả chính xác cao
2.5. Sinh thiết
Từ kết quả của những phương pháp trên đều thể hiện sự nghi ngờ nguy cơ mắc ung thư phổi, sinh thiết là bước sàng lọc để chắc chắn cuối cùng. Sinh thiết phổi là quá trình lấy mẫu ở mô phổi, sau đó mang đi kiểm tra, phân tích xem có sự xuất hiện của ung thư hay không
3. Lưu ý trong quá trình sàng lọc ung thư phổi
Để quá trình sàng lọc ung thư phổi diễn ra thuận lợi, mang lại kết quả chính xác nhất thì bạn cần:
– Nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm (ít nhất 6 tiếng).
– Luôn tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kỹ thuật viên trong quá trình thực hiện các phương pháp sàng lọc ung thư phổi.
– Cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý, các triệu chứng bất thường gặp phải cho bác sĩ. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc chỉ định sàng lọc về sau.
– Với chụp CT, bạn cần theo dõi sức khỏe bản thân sau khi chụp. Nếu có vấn đề bất thường thì cần báo ngay cho bác sĩ để được can thiệp kịp thời.
– Tìm hiểu kỹ về địa chỉ tầm soát ung thư phổi mà mình định chọn. Bạn có thể tham khảo từ người thân, qua Internet,… Nếu đang sinh sống ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Tại đây có rất nhiều gói tầm soát ung thư phù hợp với nhu cầu và mục đích khác nhau. Tất cả các gói đều có đầy đủ các danh mục thiết yếu, được ứng dụng các máy móc ý tế hiện đại nhất. Bên cạnh đó, tới Thu Cúc TCI thăm khám bạn hoàn toàn yên tâm khi được khám với bác sĩ chuyên môn cao, luôn được hỗ trợ từ A đến Z bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tình.
>>>>>Xem thêm: Bí quyết điều trị viêm nướu răng triệt để
Thực hiện đúng theo chỉ dẫn của kỹ thuật viên để kết quả chính xác
Trên đây là thông tin về những phương pháp tầm soát ung thư phổi hiện nay. Hy vọng bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về việc sàng lọc ung thư phổi. Hãy chủ động tầm soát sức khỏe ít nhất 1 lần/năm để dự phòng ung thư hiệu quả bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.