Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Điều cần lưu ý

Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai là những phàn nàn phổ biến nhất. Các vấn đề tiêu hóa bị ảnh hưởng chủ yếu là thực quản, dạ dày, trực tràng, ngoài ra còn có cơ quan khác như gan, tụy và túi mật. Một số vấn đề về đường tiêu hóa phổ biến nhất mà phụ nữ gặp phải trong thời kì mang thai là nôn, trào ngược dạ dày thực quản, tiêu chảy, táo bón và sỏi mật. Một số phụ nữ có thể đã có bất thường ở đường tiêu hóa trước đó nhưng không biểu hiện triệu chứng, đến khi mang thai thì tình trạng này biểu hiện rõ ràng hơn.

Bạn đang đọc: Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Điều cần lưu ý

1. Các rối loạn tiêu hóa nào có thể gặp trong thời kì mang thai?

Mỗi vấn đề ở đường tiêu hóa khác nhau biểu hiện triệu chứng sẽ khác nhau. Những vấn đề rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất ở phụ nữ có thai bao gồm:

1.1. Nôn và buồn nôn

Buồn nôn xảy ra ở hơn 90% phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, thường trong 6 đến 8 tuần đầu tiên, có thể kèm theo nôn. Trường hợp nhẹ gọi là ốm nghén. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần phải được điều trị để kiểm soát.

Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Điều cần lưu ý

Nôn và buồn nôn là rối loạn tiêu hóa rất hay gặp

1.2. Hội chứng ốm nghén nặng

Đặc trưng bởi các triệu chứng nôn và buồn nôn nghiêm trọng không kiểm soát được và dẫn đến rối loạn điện giải.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

– Nôn mửa  không kiểm soát được.

– Buồn nôn dữ dội và dai dẳng.

– Mất nước, rối loạn điện giải.

– Sụt cân, suy dinh dưỡng.

– Tụt huyết áp, nhịp tim nhanh.

– Ngất xỉu, lú lẫn.

Hội chứng ốm nghén nặng thường xảy ra trong 3 tháng đầu thai kỳ, khoảng tuần 4 đến tuần 10. Các triệu chứng thường hết vào tuần 18 đến 20. Tuy nhiên, nếu triệu chứng nghiêm trọng, bạn hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn. Nhiều triệu chứng có thể ảnh hưởng xấu đến thai kì và sức khỏe của bạn buộc phải điều trị.

1.3. Trào ngược dạ dày thực quản

Rất thường gặp trong thai kì, điển hình trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Mặc dù trào ngược dạ dày thực quản thường không phải là một rối loạn nghiêm trọng và có thể kiểm soát bằng cách điều chỉnh lối sống nhưng nó có thể tái phát trong những lần mang thai sau.

Tìm hiểu thêm: Ợ chua có nguy hiểm không? Chẩn đoán và cách khắc phục

Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Điều cần lưu ý

Ợ nóng, ợ hơi – triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản

1.4. Tiêu chảy

Là tình trạng phổ biến khi mang thai gây ra phân lỏng và tóe nước. Mặc dù tiêu chảy thường không nghiêm trọng, bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp bất cứ triệu chứng nào sau đây cùng với tiêu chảy:

– Có máu trong phân.

– Sốt.

– Sụt cân.

Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy đảm bảo uống đủ nước vì tiêu chảy có thể gây mất nước, gây ra biến chứng nguy hiểm.

1.5. Sỏi mật

Nguy cơ phát triển sỏi mật cao nhất là trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối. Sỏi mật hình thành là do các chất trong dịch mật trở nên quá cô đặc và tạo thành viên sỏi lớn. Khi chúng gây ra tắc nghẽn, có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng đột ngột kèm nôn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt…

1.6. Táo bón

Khi thai nhi càng lớn, tử cung cũng sẽ lớn thêm, gây áp lực cho trực tràng và phần dưới của ruột gây táo bón. Ngoài ra, do tác động của progesterol tăng cao gây giảm nhu động ruột. Táo bón kéo dài còn có thể gây ra bệnh trĩ. Chỉ riêng việc mang thai cũng đã có thể gây ra trĩ do tử cung đè vào các tĩnh mạch trực tràng dưới.

2. Làm thế nào để điều trị các rối loạn tiêu hóa khi mang thai?

Các rối loạn về đường tiêu hóa trong quá trình mang thai phần lớn không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu có bất kì triệu chứng nào bạn cũng nên đến gặp bác sĩ để giúp bạn kiểm soát triệu chứng của mình, theo dõi khi các triệu chứng xấu đi và xem xét có nên điều trị hay không.

Mỗi vấn đề tiêu hóa khác nhau đáp ứng với mỗi phương pháp điều trị khác nhau. Bác sĩ sẽ đề xuất một lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Một số thay đổi có thể giúp kiểm soát các rối loạn tiêu hóa khi mang thai như:

– Chế độ ăn uống lành mạnh: tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người mà có thể tăng lượng chất xơ trong khẩu phần ăn, tránh các thực phẩm nhiều đường hoặc thực phẩm chế biến sẵn. Trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng là cách tốt nhất để xây dựng khẩu phần ăn lành mạnh và hợp lí nhất với bạn.

– Uống nhiều nước: bao gồm nước lọc, nước hoa quả, súp… Một số rối loạn tiêu hóa có thể gây mất nước, vì vậy bạn cần bổ sung đủ nước để tránh các biến chứng có thể xảy ra.

– Tập thể dục: giúp tăng cường lưu thông máu và oxy cho các cơ quan, nhất là ruột. Hơn nữa, vận động giúp ruột làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.

– Thuốc: nếu các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của bạn dai dẳng, nghiêm trọng và việc thay đổi lối sống không có hiệu quả thì một số thuốc có thể được sử dụng như: men tiêu hóa, thuốc kháng tiết acid, thuốc chống nôn… Bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc phù hợp với liều lượng an toàn nhất.

Các rối loạn tiêu hóa khi mang thai – Điều cần lưu ý

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu dấu hiệu trào ngược dạ dày ở người lớn

Tập thể dục đều đặn giúp ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa cho phụ nữ mang thai

Kết luận

Cơ thể phụ nữ phải trải qua nhiều thay đổi sinh lý khi có thai và một số thay đổi này có thể gây ra nhiều triệu chứng và dẫn đến các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa. Các triệu chứng này đa số sẽ thuyên giảm vào thời kì hậu sản. Hãy trao đổi với bác sĩ ngay nếu bất kì triệu chứng nào làm cho bạn khó chịu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *