Các triệu chứng của bệnh lao phổi rất đa dạng nên nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Lao phổi là bệnh rất dễ lây lan qua không khí nên việc hiểu đúng về bệnh, phát hiện sớm bệnh qua triệu chứng, sẽ giúp điều trị kịp thời, tránh biến chứng.
Bạn đang đọc: Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Các triệu chứng của bệnh lao phổi
Triệu chứng lâm sàng
Bệnh nhân mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, ăn kém, gầy sút, sốt nhẹ về chiều tối (37,5 độ – 38 độ C) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm, da xanh… Các triệu chứng trên còn được gọi là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc lao.
Triệu chứng cơ năng
Ho khạc đờm: Đờm nhầy, màu vàng nhạt, có thể màu xanh hoặc mủ đặc.
Ho ra máu: Khoảng 10% bệnh nhân bị bệnh bắt đầu biểu hiện bằng triệu chứng ho ra máu, thường ho ra máu ít
Đau ngực: Đây là triệu chứng không gặp thường xuyên, thường đau khu trú ở một vị trí cố định.
Khó thở: Chỉ gặp khi tổn thương rộng ở phổi, hoặc bệnh phát hiện muộn.
Triệu chứng thực thể
Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thực thể nghèo nàn, khi khám (nhìn, sờ, gõ, nghe) thường không phát hiện được triệu chứng gì rõ rệt, nhất là đối với những tổn thương nhỏ. Một số trường hợp có thể nghe thấy rì rào phế nang giảm ở vùng đỉnh phổi hoặc vùng liên bả – cột sống.
Khởi bệnh cấp tính (10 – 20%): Bệnh bắt đầu với sốt cao, ho, đau ngực nhiều, kèm theo khó thở, cách bắt đầu này thường gặp trong thể viêm phổi bã đậu hoặc phế quản – phế viêm do lao.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm phổi tại Thu Cúc TCI
Khi thấy các triệu chứng của bệnh lao phổi, người bệnh không nên chủ quan, cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao phổi
Xét nghiệm đờm: Xét nghiệm đờm trực tiếp tìm vi khuẩn lao
Xét nghiệm đờm có thể dùng phương pháp nhuộm Ziehl Neelsen hoặc phương pháp huỳnh quang dùng ánh sáng cực tím.
Chụp X-quang
Đây là phương pháp có một giá trị nhất định trong chẩn đoán lao phổi. Khi kết hợp với xét nghiệm soi đờm trực tiếp và khi soi đờm đã cho kết quả dương tính, chụp X-quang phổi cho biết mức độ, độ rộng của tổn thương phổi.
Các xét nghiệm khác
Khám đáy mắt, tai mũi họng (nếu có hạch cổ sưng to), chọc dịch não tuỷ để đánh giá sự lan tràn của nhiễm trùng lao, xác định thể bệnh, mức độ của lao sơ nhiễm.
Xét nghiệm máu: bạch cầu đa nhân trung tính tăng, tốc độ máu lắng tăng..
>>>>>Xem thêm: Người bệnh lao phổi nên ăn gì?
Nuôi cấy bệnh phẩm.
Việc dựa vào các kết quả xét nghiệm và triệu chứng lâm sàng, các bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán bệnh lao phổi. Tùy vào từng thể bệnh, mức độ nặng-nhẹ mà bác sĩ chuyên khoa Hô hấp sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Với sự đầu tư mạnh mẽ về trang thiết bị y tế cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm, chuyên khoa Hô hấp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trở thành một trong những địa chỉ tin cậy, giúp khám và điều trị hiệu quả các bệnh lý hô hấp, trong đó có lao phổi.
Đặc biệt, dưới sự điều trị trực tiếp của GS.TS. Trần Văn Sáng với hơn 40 năm kinh nghiệm trong thăm khám và điều trị bệnh lý hô hấp, từng là chủ nhiệm bộ môn Lao – bệnh phổi của Đại học Y Hà Nội, người bệnh sẽ không phải lo lắng về các bệnh lý hô hấp.