Các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm là điều bố mẹ cần nắm được để biết cách chăm sóc cho con. Vậy sau tiêm cúm trẻ thường gặp phải những vấn đề gì, cách xử lý ra sao, hãy cùng tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin cúm là gì?
1. Tổng quan về bệnh cúm và vắc xin phòng bệnh cúm
1.1. Bệnh cúm là gì?
Cúm là một loại bệnh có tính truyền nhiễm nhanh chóng. Cúm thường lây qua đường hô hấp giữa việc tiếp xúc người với người. Bệnh lý này gây ra do virus cúm (bao gồm các chủng A,B,C). Trong số 3 chủng cúm này thì cúm A được coi là lý do của nhiều đợt đại dịch trên khắp thế giới như: H1N2, H5N5,…
Bệnh cúm thường lây truyền chủ yếu qua việc tiếp xúc hô hấp giữa người với người. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cúm cũng có thể lây lan qua cách gián tiếp (sờ chạm vào tay dính virus, dùng chung đồ đạc như điện thoại, máy tính,…). Sau khi dính phải virus thông qua các đồ vật, bắt tay,…kể trên, chúng ta lại đưa tay lên gần mắt, mũi, miệng, từ đó có khả năng nhiễm bệnh.
Cúm là một loại bệnh có tính truyền nhiễm nhanh chóng, thường lây qua đường hô hấp giữa việc tiếp xúc người với người.
Dịch cúm hay phát triển và bùng phát theo các đợt mỗi năm. Triệu chứng của cúm thường khá giống với biểu hiện của cảm lạnh, nên trong nhiều trường hợp chúng ta thường khá chủ quan với bệnh lý này.
1.2. Tiêm chủng vắc xin phòng cúm là gì?
Theo đó, tổ chức Y tế thế giới WHO đã khuyến cáo rằng việc tiêm chủng vắc xin định kỳ hàng năm, áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên là biện pháp hiệu quả để hạn chế tốc độ lây nhiễm và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi mắc cúm. Đặc biệt là với đối tượng trẻ em, sức đề kháng còn yếu thì càng không thể bỏ qua mũi tiêm này.
Việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh cúm sẽ tạo ra miễn dịch, sức đề kháng trong cơ thể, từ đó cơ thể xây dựng nên hàng rào bảo vệ, sản sinh ra các kháng thể giúp chống lại sự tấn công của virus.
Tiêm vắc xin phòng cúm định kỳ và đúng lộ trình cũng giúp đem lại khả năng nâng cao sức khỏe cho toàn cộng đồng. Khi 1 cá nhân có kháng thể thì sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh lý sang cho người khác. Từ đó cả cộng đồng sẽ dần dần được miễn dịch và đem lại 1 sức khỏe xanh cho toàn xã hội.
Vắc xin phòng cúm cũng đặc biệt có ý nghĩa với đối tượng: phụ nữ trước mang thai, đang mang thai. Tiêm vắc xin phòng cúm giúp bảo vệ sức khỏe cho mẹ bầu, đồng thời cung cấp sẵn đề kháng cho thai nhi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
2. Những điều cần biết về tiêm chủng vắc xin phòng cúm và những phản ứng sau tiêm
2.1. Hiện tượng sốt
Sốt có thể là một trong những phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên hiện tượng này nếu có cũng chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm. Do vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng về tình trạng này.
Cơ thể xảy ra hiện tượng sốt là do lúc này vắc xin được tiêm vào người, đồng nghĩa với việc cơ thể đang phải tiếp nhận sự xâm nhập, tấn công của các tác nhân bên ngoài. Cơ thể sản sinh cơ chế tự bảo vệ, từ đó gây ra hiện tượng thân nhiệt nóng dần lên (gọi là sốt). Đi kèm với sốt trẻ cũng dễ trở nên quấy khóc, khó chịu.
Tìm hiểu thêm: Tiêm vắc-xin có được uống cafe không: Câu trả lời cho bạn
Sốt có thể là một trong những phản ứng sẽ xảy ra sau khi tiêm vắc xin phòng cúm. Tuy nhiên hiện tượng này nếu có cũng chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi tiêm.
Hiện tượng sốt này sẽ không có gì đáng lo ngại nếu như nhiệt độ cơ thể của trẻ chỉ ở dưới mức 39 độ C. Nếu trong trường hợp trẻ sốt quá cao (trên 39 độ C), đi kèm với mệt mỏi, quấy khóc, bỏ ăn,…thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám. Tránh để trẻ sốt quá cao sẽ rất dễ gây ra tình trạng sốc, co giật,…
Thông thường, nếu có hiện tượng sốt xảy ra thì chúng cũng sẽ nhanh chóng biến mất dần sau khoảng vài ngày sau tiêm vắc xin. Bố mẹ cần để ý chăm sóc, quan sát các dấu hiệu bất thường (nếu có) của trẻ để kịp thời xử lý.
2.2. Hiện tượng sưng đau tại chỗ tiêm
Sau khi tiêm vắc xin cúm, trẻ cũng rất có thể sẽ xảy ra tình trạng sưng đau tại khu vực tiêm và vùng xung quanh đó. Đây cũng là hiện tượng hết sức bình thường có thể xảy ra. Nên hoàn toàn không có gì đáng lo nếu như trẻ em hoặc người lớn xảy ra tình trạng này. Trong lúc này, tuyệt đối không nên chườm đắp bất cứ thứ gì lên vết tiêm và xung quanh vết tiêm.
Nếu trong trường hợp cơ thể nổi ban, hay sẩn mần không rõ lý do, thì bố mẹ nên đưa trẻ tới các cơ sở y tế, phòng tiêm để được xử lý.
Theo đó các hiện tượng kể trên thường hay xảy ra hơn ở đối tượng trẻ em, do đề kháng của các con còn yếu. Đối với người lớn khi tiêm vắc xin cúm thì đa số thường không xảy ra triệu chứng gì quá đáng lo. Các hiện tượng nhẹ nếu có cũng sẽ nhanh chóng biến mất sau 1-2 ngày sau khi tiêm chủng.
3. Một số phương pháp chăm sóc cho trẻ sau khi tiêm vắc xin phòng cúm
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về vacxin uốn ván VAT: Đối tượng & Lịch tiêm chủng
Nếu trẻ sốt thì nên theo dõi và lau người bằng nước ấm, chườm khăm mặt ấm lên trán
Đối với trẻ em, các phản ứng sau tiêm xảy ra là vôp cùng bình thường, do đó bố mẹ cần hết sức bình tĩnh để chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo một số phương pháp dưới đây:
– Cho trẻ nghỉ ngơi ở phòng mát mẻ, thông thoáng.
– Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, trang phục rộng rãi, thoải mái, không bó sát
– Nếu trẻ sốt thì nên theo dõi và lau người bằng nước ấm, chườm khăm mặt ấm lên trán
– Chuẩn bị sẵn sàng các loại thuốc hạ sốt dành cho trẻ em và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng về liều lượng uống ứng với số cân nặng, độ tuổi. Lưu ý chỉ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt trong trường hợp trẻ sốt trên 38 độ 5
– Cho trẻ uống nhiều nước ấm, nước bù điện giải, cháo muối nấu loãng,…để tránh tình trạng mất nước trong cơ thể trẻ
– Bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giúp tăng đề kháng như: nước cam, nước trái cây, sữa chua,…
– Cho trẻ ăn các loại đồ ăn nóng, loãng để dễ ăn và dễ tiêu hóa: cháo, súp, sữa,…
– Theo dõi trẻ liên tục, nếu trẻ không hạ sốt và còn có dấu hiệu sốt cao, li bì, lập tức đưa trẻ đến bệnh viện, cơ sở y tế để xử lý kịp thời
Trên đây là những thông tin cần biết về phản ứng sau tiêm cúm. Nếu bố mẹ có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.