Các xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi có ý nghĩa quan trọng giúp bác sĩ phán đoán, kết luận mức độ, nguy cơ bệnh. Đặc biệt, đối với các trường hợp viêm phổi không đặc hiệu, các xét nghiệm là vô cùng cần thiết để tìm ra căn nguyên gây bệnh. Từ đó giúp quá trình điều trị viêm phổi được diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Các xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi
1. Hiểu về bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng viêm nhiễm nhu mô phổi, bao gồm: phế nang, ống phế nang, túi phế nang, tổ chức liên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Lúc này, tại các phế nang và đường dẫn khí có thể chứa đầy mủ hoặc chất lỏng.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm phổi nhưng phần lớn là do vi khuẩn, virus, nấm. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền, hệ miễn dịch yếu… Theo thống kê từ WHO, nguy cơ tử vong do viêm phổi ở nhóm đối tượng này lên đến 50%.
Các tác nhân gây bệnh lây nhiễm thông qua đường giọt bắn trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi…
Bệnh viêm phổi biểu hiện triệu chứng là khác nhau đối với mọi người, tuy nhiên bạn có thể tham khảo các dấu hiệu như:
– Sốt, ớn lạnh, rùng mình
– Đổ mồ hôi
– Cơ thể mệt mỏi, đau nhức
– Ho nhiều, dai dẳng, có đờm hoặc máu
– Đau tức ngực khi ho, thở sâu
– Buồn nôn, nôn khan, ói mửa
– Mất vị giác, chán ăn, ăn không ngon
– Mê man (đối với người lớn tuổi)
Ngay khi nghi ngờ có các dấu hiệu viêm phổi, bạn cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Các xét nghiệm phổ biến giúp chẩn đoán viêm phổi
Trước khi thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi, người bệnh cần trải qua thăm khám lâm sàng cũng bác sĩ chuyên khoa. Khám lâm sàng có thể bao gồm: khai thác triệu chứng, tiền sử bệnh lý, thói quen sinh hoạt và các loại thuốc đang sử dụng (nếu có)… Dựa trên chẩn đoán ban đầu, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm xác định, có thể kể đến như:
2.1 Xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi – xét nghiệm máu
Xét nghiệm công thức máu (CBC) là cách kiểm tra tình trạng nhiễm trùng phổi thông qua số lượng bạch cầu (Số lượng bạch cầu tăng khi xuất hiện vi khuẩn trong cơ thể). Máu được lấy từ ven người bệnh cũng được tiến hành nuôi cấy, giúp xác định loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó lựa chọn được phương pháp điều trị và loại kháng sinh phù hợp.
2.2 Nuôi cấy đờm
Mẫu đờm được lấy từ cơn ho sâu của người bệnh có thể được xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây nhiễm trùng phổi. Điều này giúp bác sĩ xác định được loại kháng sinh điều trị tốt.
2.3 Chụp X- quang ngực
X-quang ngực (hay X-quang phổi) là phương pháp hiệu quả để xác định vị trí và mức độ nhiễm trùng. Bác sĩ có thể quan sát được hình ảnh các tổn thương nhu mô như phế nang, mô kẽ phổi. Tuy nhiên không thể xác định được loại vi khuẩn gây viêm phổi.
2.4 Chụp CT
Chụp cắt lớp vi tính (CT) cung cấp hình ảnh chi tiết về phổi, giúp xác định các tổn thương dù là nhỏ nhất hoặc các tổn thương có thể bị bỏ sót ở phim chụp X-quang. Chụp CT phổi thường được chỉ định trong các trường hợp viêm phổi nặng, có biến chứng như áp xe, tràn dịch màng phổi… hoặc khi đã điều trị viêm phổi một thời gian nhưng không có tiến triển.
2.5 Nội soi phế quản là xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi nặng
Đây là kỹ thuật giúp bác sĩ quan sát toàn bộ bên trong đường hô hấp từ thanh quản, khí quản, phế quản đến các nhánh nhỏ của phế quản. Nội soi phế quản sử dụng một ống soi mềm, nhỏ, có gắn nguồn sáng và camera đưa vào phế quản, giúp thu thập các mẫu mô sinh thiết, dịch tiết, hỗ trợ cho việc xét nghiệm tìm nguyên nhân gây bệnh.
Tìm hiểu thêm: Địa chỉ khám phụ khoa cho bé gái ở đâu uy tín, chất lượng?
Nội soi phết quản là xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi không chỉ có khả năng phát hiện bệnh lý mà còn có khả năng can thiệp loại bỏ dị vật đường thở.
Người bệnh cần thực hiện xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi nào sẽ dựa trên đánh giá của bác sĩ về tình trạng bệnh lý. Bạn nên trao đổi chi tiết với bác sĩ phụ trách của mình để đi đến phương án chẩn đoán phù hợp, hiệu quả nhất.
3. Điều trị bệnh viêm phổi
Sau khi có kết quả viêm phổi, bác sĩ sẽ phân cấp người bệnh để tiến hành điều trị theo thang điểm tiên lượng CURB-65 (dự đoán tỷ lệ tử vong trong bệnh viêm phổi). Theo đó người bệnh viêm phổi có thể được điều trị ngoại trú hoặc phải nhập viện điều trị.
3.1. Trường hợp điều trị tại nhà
Nếu viêm phổi ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ điều trị tại nhà và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày hoặc 1 tuần uống thuốc, tuy nhiên người bệnh có thể vẫn cảm thấy mệt mỏi trong một tháng hoặc hơn.
Trường hợp người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, khó thở, đau tức ngực nghiêm trọng… hoặc sau một thời gian sử dụng thuốc tại nhà không có hiệu quả, cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra, đánh giá lại phác đồ điều trị.
>>>>>Xem thêm: Những điều cần biết khi bệnh nhân sử dụng thuốc trị hen phế quản
Người bệnh điều trị viêm phổi tại nhà cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ dùng thuốc.
3.2. Trường hợp nhập viện điều trị
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng hoặc có bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến đường hô hấp sẽ được yêu cầu nhập viện để điều trị nội trú.
Riêng với trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi có biểu hiện viêm phổi sẽ được chỉ định nhập viện ngay sau khi tiến hành chẩn đoán. Trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi cũng có thể được yêu cầu nhập viện khoa Nhi để theo dõi và điều trị, đặc biệt trong trường hợp trẻ có dấu hiệu li bì, bỏ ăn, thở rít, co giật…
3.3. Các loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân viêm phổi
Dựa vào nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm phổi và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Thuốc được kê đơn có thể bao gồm:
Thuốc kháng sinh
Trường hợp viêm phổi có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Việc xác định chính xác loại vi khuẩn có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn loại kháng sinh cho hiệu quả tốt nhất. Nếu sau một khoảng thời gian điều trị, các triệu chứng vẫn không cải thiện, bác sĩ có thể xem xét kê một loại kháng sinh khác.
Thuốc hạ sốt/giảm đau
Người bệnh bị viêm phổi có các triệu chứng như sốt cao không hạ, đau đầu, họng, cơ có thể dùng những loại thuốc này khi cần thiết. Nhóm thuốc này có thể bao gồm các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và acetaminophen…
Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan về các xét nghiệm giúp chẩn đoán viêm phổi cũng như hướng điều trị bệnh trong trường hợp không may mắc phải. Kết quả các xét nghiệm chẩn đoán viêm phổi là tiền đề giúp cho quá trình điều trị bệnh diễn ra hiệu quả và nhanh chóng, vì thế bạn cần đến cơ sở y tế để được thăm khám ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.