Tầm soát ung thư dạ dày giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày, từ đó người bệnh có cơ hội điều trị thành công. Vậy các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày như thế nào?
Bạn đang đọc: Các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
1.Vì sao phải tầm soát ung thư dạ dày?
Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng rõ ràng. Nếu không khám tầm soát ung thư dạ dày, không thể phát hiện bệnh. Đợi đến khi có các dấu hiệu bất thường thì đó là lúc khối u đã tiến triển, cơ hội chữa khỏi bệnh giảm dần.
Theo các chuyên gia, một triệu chứng không rõ ràng của đường tiêu hoá trên có thể xuất hiện 6-12 tháng trước khi được chẩn đoán ung thư dạ dày sớm và có thể có ở 90-95% bệnh nhân không xác định được qua sàng lọc. Tổn thương loét có thể là dấu hiệu báo trước có giá trị hơn là tổn thương nhô cao.
Khám tầm soát ung thư dạ dày là việc làm rất quan trọng, giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày từ khi chưa có triệu chứng.
Với bệnh nhân giai đoạn muộn có thể có dấu hiệu cảnh báo hoặc triệu chứng gợi ý là thiếu máu hay sụt cân, với tỷ lệ tương ứng từ 5-15% và 4-40%. Ung thư dạ dày giai đoạn tiến triển thì sụt cân có tỷ lệ hơn 60%. Lúc này thì ung thư không còn ở giai đoạn sớm có thể điều trị triệt để hoàn toàn nữa.
Do vậy, khám tầm soát ung thư dạ dày là việc làm rất quan trọng, giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày từ khi chưa có triệu chứng. Từ đó, người bệnh có cơ hội thoát bệnh.
2. Các xét nghiệm tầm soát ung thư dạ dày
2.1. Nội soi dạ dày
- Nội soi dạ dày: nội soi dạ dày giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương, xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương, đồng thời qua nội soi có thể lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết và đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác.
- Nội soi ổ bụng: đầu camera được đưa vào ổ bụng qua một lỗ mở nhỏ để quan sát, đánh giá lần cuối cùng mức độ xâm lấn của khối u, di căn hạch và di căn đến các cơ quan khác.
Tìm hiểu thêm: Giải đáp thắc mắc vấn đề bọc răng sứ có giá bao nhiêu
Nội soi dạ dày giúp quan sát và đánh giá trực tiếp các tổn thương tại dạ dày
2.2. Chụp X-quang
Đây là một trong các phương pháp thường dùng trong xác định ung thư dạ dày ở giai đoạn tiến triển. Trong quá trình kiểm tra, bệnh nhân phải uống chất lỏng có chứa bari trước khi chụp X-quang để phân định đường viền của thành dạ dày, từ đó phát hiện các vết loét và khối u, sau đó có thể thực hiện nội soi để làm sinh thiết. Nội soi thường chính xác hơn kiểm tra bằng X-quang với bari.
2.3. Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
Phương pháp này giúp đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh và đặc biệt là để đánh giá tình hình ung thư di căn: gan, hạch, tình trạng ổ bụng, ổ phúc mạc, dịch…
>>>>>Xem thêm: Ung thư gan sống được bao lâu?
Chụp CT giúp đánh giá tình trạng xâm lấn của khối u đến các tổ chức xung quanh
2.4. Sinh thiết
Sinh thiết là thủ tục chẩn đoán ở mức độ tế bào có thể xác định khối u có phải là ung thư hay không. Ngoài ra, sinh thiết còn ó thể giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán có nhiễm vi khuẩn HP hay không.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư dạ dày – thực quản – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.