Nhổ răng khôn là cuộc phẫu thuật mà đa số mọi người đều phải trải qua. Và lỗ hổng để lại sau khi nhổ răng khôn chính là vấn đề gây băn khoăn nhất. Liệu đây có phải điều bất thường không và cách chăm sóc lỗ hổng sau nhổ răng khôn nhanh lành là gì?
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc lỗ hổng sau nhổ răng khôn nhanh lành
1. Vì sao xuất hiện lỗ hổng sau khi nhổ răng khôn?
Răng khôn hay răng số 8 là chiếc răng hàm ở vị trí cuối cùng của cung hàm. Đây cũng là những chiếc răng mọc muộn nhất trên hàm răng. Thông thường, răng khôn sẽ mọc khi con người bước vào độ tuổi 17 trở lên.
Do là răng mọc cuối cùng, sau khi các răng còn lại đã hoàn thiện, răng số 8 không còn nhiều vị trí. Đây cũng lý do khiến tình trạng răng khôn mọc nghiêng, mọc lệch thường xảy ra. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này còn có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Thông thường, răng khôn sẽ được xử lý bằng phương pháp nhổ bỏ. Quá trình nhổ sẽ để lại một lỗ hổng trên hàm răng của bệnh nhân.
Thông thường, bệnh nhân có răng khôn thường sẽ được xử lý bằng phương pháp nhổ bỏ
2. Lỗ hổng sau nhổ răng khôn có gây nguy hiểm?
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu chi phí đo độ mờ da gáy và địa chỉ khám thai uy tín
Lỗ hổng răng khôn nếu không được chăm sóc phù hợp sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm, gây đau nhức
Lỗ hổng sau khi nhổ bỏ răng khôn hoàn toàn không phải một vấn đề gì bất thường. Tình trạng này cũng sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng nói chung. Tuy nhiên, nếu không được xử lý vết thương kĩ càng và cẩn thận thì vẫn có thể dẫn tới nhiều nguy cơ. Ví dụ, trong trường hợp vết thương khâu không kĩ, bị hở có thể gây tình trạng ứ đọng thức ăn tại huyệt ổ răng. Việc làm sạch khoang miệng cũng trở nên khó khăn hơn. Lâu dài, điều này sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng với những biểu hiện:
– Viêm ổ răng: Đây là tình trạng ổ răng bị viêm gây đau đớn. Hốc răng sẽ trống rỗng, bên trong xuất hiện cục máu đông khó để lấy ra. Ngoài ra, vị trí này sẽ xuất hiện mùi hôi, khó chịu trong khoảng 2-3 tuần.
-Viêm ổ răng có mủ: Trường hợp này xảy ra khi lợi ở vị trí nhổ răng bị sưng. Khi đó, lợi che ổ răng vừa nhổ, có mủ chảy. Điều này sẽ khiến người bệnh ít bị đau nhưng có biểu hiện sốt, nổi hạch.
– Tình trạng sưng và đau nhức: Điều này có thể do quá trình nhổ bác sĩ đã dùng lực quá mạnh khiến đè ép phần đáy xương ổ. Từ đó, lỗ nhổ răng to sẽ được tạo ra.
3. Thời gian để lỗ hổng sau phẫu thuật răng khôn lành
Thời gian để lành lỗ hổng sau phẫu thuật răng khôn là không cố định. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng và nhiều yếu tố cá nhân. Điển hình như mức độ xâm lấn hay cơ địa của từng người. Có những bệnh nhân chỉ mất một thời gian ngắn cho quá trình hồi phục. Thế nhưng bên cạnh đó, có những người phải tốn khá lâu để chăm sóc, điều trị vết thương. Thông thường, lộ trình lấp đầy lỗ hổng như sau:
– 1 ngày sau khi nhổ răng: Cục máu đông được hình thành ở ổ răng. Cục máu đông này cần được bảo vệ bởi có tác dụng giúp vết thương nhanh lành.
– Sau 2 – 3 ngày: Tình trạng vị trí nhổ bị sưng, viêm dần được cải thiện.
– Sau 1 tuần: Bắt đầu có dấu hiệu lành mô lợi, không còn cảm giác đau đớn.
– Sau 1 tháng: Vết thương nhổ răng khôn sẽ lành hoàn toàn, người bệnh có thể ăn uống như bình thường. Tuy nhiên, lỗ hổng do nhổ răng vẫn chưa được lấp đầy hẳn.
– Sau 2 – 4 tháng: Lỗ hổng đã được lấp đầy hoàn toàn, phần lợi láng mịn hơn.
Trong trường hợp bệnh nhân đã nhổ răng khá lâu nhưng nướu vẫn không có dấu hiệu đầy lại cần đến gặp nha sĩ để kiểm tra và điều trị kịp thời. Khi đó, ta không loại trừ khả năng vẫn còn chân răng sót lại hoặc có biến chứng ảnh hưởng tới cơ thể.
4. Cách chăm sóc lỗ hổng sau nhổ răng khôn
4.1 Vệ sinh lỗ răng và khoang miệng đúng cách
Để lỗ răng sau khi nhổ bỏ răng khôn và khoang miệng nói chung được đảm bảo vệ sinh đúng cách, ta cần thực hiện theo nhưng điều sau:
– Trong ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không nên tác động vào vị trí vừa nhổ. Ta nên tránh những hành động như chải răng, súc miệng, khạc nhổ, …
– Từ ngày thứ 2, bệnh nhân thực hiện thao tác chải răng đều và chậm rãi theo vòng tròn. Duy trì thói quen đánh răng 2 – 3 lần / ngày. Điều này nhằm giúp loại bỏ những mảng bám chứa vi khuẩn ở răng. Lưu ý, ta hãy lựa chọn loại bàn chải có đầu lông mềm để không gây chảy máu.
– Sau khi đã đánh răng, ta nên thực hiện cạo lưỡi để hạn chế tối đa vi khuẩn ở khoang miệng.
– Không sử dụng các dụng cụ cứng, có đầu nhọn như tăm tre để làm sạch răng. Điều này sẽ dễ tác động đến vết thương dẫn tới chảy máu.
– Sử dụng chỉ nha khoa, nhẹ nhàng loại bỏ thức ăn mắc ở kẽ răng.
– Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước sạch để tránh cặn bẩn, cặn thức ăn thừa mắc vào lỗ nhổ răng khôn.
4.2 Chế độ dinh dưỡng đảm bảo phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng đảm bảo phù hợp cũng là yếu tố giúp lỗ hổng sau nhổ răng khôn nhanh lành hơn. Trong quá trình ăn uống hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
– Trong vòng 2 tuần đầu sau nhổ răng, bệnh nhân nên chọn ăn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt. Tránh sử dụng những loại thực phẩm giòn, nhiều mảnh vụn. Nhưng mảnh vụn từ thức ăn sẽ dễ mắc vào lỗ hổng nhổ răng. Ngoài ra những loại thức ăn cứng và dai cũng cần hạn chế. Những loại thức ăn đó khiến hàm răng phải chịu áp lực trong quá trình nhai, dễ gây tác động vào vết thương nhổ răng.
– Hạn chế sử dụng những thực phẩm cay, chua hoặc quá nóng, quá lạnh. Những thức ăn này sẽ khiến lỗ răng bị kích thích, dễ dẫn đến nhiều nguy cơ như chảy máu, sưng, …
>>>>>Xem thêm: Tiền sản giật nên ăn gì tốt nhất?
Sau khi nhổ răng khôn, ta cũng hãy nhớ tái khám đúng hẹn để tình trạng răng miệng được đảm bảo
– Hạn chế ăn nhai gần khu vực lỗ răng khôn vừa nhổ.
Trên đây là một số những thông tin cần thiết về cách chăm sóc lỗ sau khi nhổ răng khôn. Mọi người hãy lưu lại để áp dụng phù hợp trong trường hợp cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng hãy nhớ tái khám đúng hẹn để tình trạng răng miệng được đảm bảo.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.