Cách chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt phải

Đau nửa đầu nhức mắt phải là một triệu chứng mà rất nhiều người gặp phải. Đó có thể là kết quả của những thói quen trong cuộc sống, cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý mà bạn cần cảnh giác.

Bạn đang đọc: Cách chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt phải

1. Đau nửa đầu nhức mắt là gì?

Đau nửa đầu nhức mắt là hiện tượng người bệnh xuất hiện những cơn đau đầu kèm theo đau, nhức ở vùng mắt. Sở dĩ có hiện tượng này là do vùng đầu và vùng mắt có mối quan hệ mật thiết với nhau và với hệ thần kinh.

Những cơn đau đầu xuất hiện cùng cảm giác nhức mỏi mắt có khi kéo dài từ vài tiếng đến vài tuần lễ, sau đó tự động biến mất. Nhưng có khi, bệnh trở thành mạn tính khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức này thường xuyên.

Cách chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt phải

Đau nửa đầu nhức mắt bên phải là một triệu chứng khá phổ biến

2. Các biểu hiện của bệnh đau đầu nhức mắt

Biểu hiện của bệnh đa dạng tùy vào nguyên nhân và cơ địa của từng người bệnh. Tuy nhiên thường gặp là:

– Cơ xung quanh một mắt hoặc cả hai mắt bị yếu, thậm chí là bị liệt hẳn.

– Có thể đau quanh hốc mắt

– Đau mặt vùng quanh mắt, đau nhức trong hốc mắt

– Giảm thị lực, nhìn mờ, đỏ mắt, chảy nước mắt…

– Các bất thường về giải phẫu mắt: lé/lác, nhìn song thị, hai đồng tử không đều, bên to, bên nhỏ

– Đau đầu mờ mắt: đau đầu kéo theo hiện tượng giảm thị lực, mắt nhìn mờ đi. Hoặc đau đầu đau mắt diễn ra cùng lúc.

– Đau nửa đầu cùng bên với bên mắt nhức

– Bệnh nhân nhạy cảm với ánh sáng

– Mí mắt trên thường rủ xuống, yếu

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

3. Các nguyên nhân gây đau nửa đầu nhức mắt

3.1. Đau nửa đầu nhức mắt phải do các bệnh về mắt

Trong nhiều trường hợp, triệu chứng này liên quan đến sự rối loạn của các dây thần kinh mắt như:

– Dây thần kinh sọ thứ III, điều khiển cử động mắt và mí mắt

–  Dây thần kinh sọ thứ VI, điều khiển khả năng nhìn xa – gần của mắt

– Dây thần kinh sọ thứ IV, liên quan đến sư di chuyển lên – xuống của mắt

Ngoài ra, khi dây thần kinh số V có sự bất thường, người bệnh có thể cảm thấy những cơn đau tự phát đột ngột, dữ dội, như điện giật. Đau kéo dài vài giây đến vài chục giây kèm theo đỏ mắt, chảy nước mắt…
Một số viêm nhiễm như viêm hốc mắt, viêm dây thần kinh thị giác…cũng có thể khiến bạn gặp tình trạng đau đầu kèm nhức mắt.

3.2. Đau do bệnh lý Tai mũi họng

Một số bệnh Tai Mũi Họng như viêm xoang, viêm amidan cũng có thể biến chứng gây ra những cơn đau đột ngột, khá dữ dội. Bệnh nhân đau nhức vùng hàm  – mặt mà còn có thể đau cả ở hốc mắt.

3.3. Đau đầu nhức mắt phải do các vấn đề về mạch máu

Khi các mạch máu có vấn đề sẽ khiến mắt không được cung cấp đủ số lượng máu cần thiết. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng nhức mỏi ở mắt. Hẹp động – tĩnh mạch cảnh, dị dạng mạch máu não, phình động mạch chủ,…là những bệnh lý thường gặp về mạch máu gây đau đầu, nhức mắt.

Cao huyết áp cũng là một yếu tố gây ra hiện tượng này. Áp lực quá lớn lên mạch máu khiến người bệnh đau nhức gáy dữ dội, kèm theo xuất huyết võng mạc.

Viêm động mạch thái dương (hay Horton) là một hiện tượng hiếm gặp nhưng có thể gây những cơn đau đầu vùng thái dương kịch phát. Các triệu chứng kèm theo là: phù nề động mạch thái dương to, nổi rõ, sờ thấy mạch đập, giảm hoặc mất thị lực, … Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đầu mạn tính và gây ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ các dây thần kinh lân cận.

Tìm hiểu thêm: Gợi ý biện pháp thay đổi lối sống, ngăn ngừa đột quỵ

Cách chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt phải

Các vấn đề mạch máu có thể là nguyên nhân gây đau nửa đầu nhức mắt bên phải

3.4. Đau nửa đầu kèm đau mắt do bệnh về thần kinh

Các bệnh lý về thần kinh thường gây ra những cơn đau nửa đầu dai dẳng, kéo dài. Migraine là một trong những dạng đau nửa đầu phổ biến có liên quan đến thị giác. Khi mắc thể bệnh này, vùng hố mắt của người bệnh xuất hiện hiện tượng mạch đập. Cơn đau tăng lên khi vận động, dùng thuốc giảm đau rất ít có tác dụng. Bệnh tái phát nhiều lần, người bệnh cảm thấy sợ ánh sáng, sợ tiếng động, buồn nôn hoặc nôn trong khi đau.

Một số chuyên gia cho rằng sự phá vỡ của Myelin – lớp phủ bao quanh sợi trục của một số tế bào thần kinh là nguyên nhân chính khiến dây thần kinh bị viêm. Thông thường, myelin sau đó tự phục hồi giúp các triệu chứng có dấu hiệu giảm bớt trong vài ngày hoặc vài tuần. Nhưng trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm trở nên nặng hơn có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau đầu, nhức mắt.

4. Những ai dễ bị đau nửa đầu nhức mắt bên phải?

Bên cạnh các bệnh lý, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ gây tình trạng đau đầu nhức mắt:

4.1. Làm việc, tiếp xúc với máy tính thường xuyên

Ánh sáng các thiết bi điện tử nói chung rất có hại cho mắt và hệ thần kinh. Làm việc quá lâu, quá tập trung trước màn hình máy tính khiến bộ não chịu nhiều áp lực, dễ khiến bạn bị đau đầu, nhức mỏi 1 hoặc cả 2 bên mắt.

4.2. Thiếu ngủ kéo dài gây đau nửa đầu nhức mắt phải

Những bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ, thiếu ngủ, mất ngủ trong một thời gian dài dễ cảm thấy đau đầu nhức mắt. Nguyên nhân là do bộ não và đôi mắt không được nghỉ ngơi, lượng máu cung cấp lên não không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết để tạo ra năng lượng cho hoạt động của các tế bào thần kinh.

4.3. Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều

Những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời thường gặp phải hiện tượng đau đầu, nhức mỏi mắt. Vì nắng gắt thường kèm theo nóng bức dễ khiến bạn mất nước, gây ảnh hưởng đến hoạt động của não và các mạch máu. Đau đầu từ đó mà ra.
Các loại tia UVA, UVB trong ánh nắng mặt trời không chỉ có hại cho da mà còn khiến mắt dễ nhức mỏi.

5. Chẩn đoán đau nửa đầu kèm theo nhức mắt

Đau nửa đầu kèm theo nhức mắt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc phản ánh những thói quen không tốt. Do vậy việc chẩn đoán chính xác trước khi điều trị là vô cùng quan trọng.
Thông thường khi có biểu hiện đau đầu nhức mắt, bệnh nhân sẽ được khám với các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng đầu và mắt. Sau bước hỏi triệu chứng và bệnh sử liên quan, bệnh nhân có thể được làm các xét nghiệm bổ sung như:

– Kiểm tra đông máu hoặc nhiễm trùng

– Chụp X-quang ngực và mạch để kiểm tra tình trạng mạch máu

– Chụp cắt lớp vi tính (CT)

– Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong trường hợp nghi ngờ khối u

– Chọc dò tủy sống để kiểm tra viêm màng não, ung thư hạch, bệnh bạch cầu, hoặc rối loạn truyền nhiễm

Dựa vào các kết quả này, các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Cách chẩn đoán và điều trị chứng đau nửa đầu nhức mắt phải

>>>>>Xem thêm: Bệnh đau đầu có nguy hiểm không? Xử trí thế nào?

Điều trị đau nửa đầu nhức mắt hiệu quả nhờ đến các cơ sở y tế uy tín sớm.

6. Điều trị đau nửa đầu nhức mắt bên phải như thế nào?

Sau khi đã xác nhận được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho bệnh nhân tùy theo tình trạng.
Một số loại thuốc giảm đau dạng tiêm có thể giúp giảm cơn đau.
Trong nhiều trường hợp, các loại thuốc huyết áp cũng có thể hỗ trợ làm giảm cơn đau đầu, nhức mắt một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, duy trì các thói quen lành mạnh vẫn luôn được khuyến khích giúp cải thiện tình trạng đau đầu, mỏi mắt. Đó là:

– Tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê

– Tăng cường các loại thực phẩm bổ não, hạn chế các loại thức ăn độc hại

– Sắp xếp công việc, giảm căng thẳng, ngăn ngừa stress

– Tập thể dục thường xuyên giúp thể chất và tinh thần khỏe mạnh

Qua những thông tin trên đây có thể thấy rằng không thể chủ quan trước chứng đau nửa đầu nhức mắt phải. Để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân cần được khám ở các cơ sở y tế uy tín với các thiết bị hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *