Về cơ bản, cách điều trị viễn thị phổ biến và an toàn nhất vẫn là đeo kính viễn thị. Vậy bị viễn thị sẽ đeo kính gì? Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất như nào? Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu câu trả lời ngay dưới bài viết này nhé.
Bạn đang đọc: Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất
1. Tìm hiểu về tật viễn thị
Viễn thị là một vấn đề khúc xạ ở mắt, khiến người bệnh có khả năng nhìn xa rất tốt, nhưng gặp khó khăn khi phải nhìn gần. Nguyên nhân của viễn thị là do sai lệch về khúc xạ, khiến các tia sáng không hội tụ tại võng mạc, mà hội tụ phía sau nó.
Khi bị viễn thị, mắt thường cảm thấy mệt, nhức mỏi, không thoải mái. Nhất là khi mắt viễn phải làm việc trong không gian nhỏ hẹp. Các triệu chứng như đau mắt, nhức đầu và việc nheo mắt thường xuyên xuất hiện. Nếu bạn gặp những dấu hiệu này, nên đến bệnh viện có chuyên khoa mắt để được thực hiện các bài kiểm tra mắt.
Độ viễn thị được biểu hiện bằng giá trị (+) a, với a tăng lên thì mức độ viễn thị cũng gia tăng.
Hai mẹ con đến Thu Cúc TCI để được tư vấn cách chọn kính viễn thị (minh họa).
Viễn thị có thể được phân loại vào 3 nhóm khác nhau:
– Viễn thị đơn thuần: Xuất phát từ sự thay đổi trục quang học của mắt hoặc độ cong của giác mạc.
– Viễn thị bệnh lý: Do những vấn đề về cấu trúc mắt, có thể xuất phát từ các bệnh lý mắt hoặc do những tổn thương.
– Viễn thị chức năng: Gây ra bởi liệt điều tiết. Cụ thể là khả năng di chuyển và điều chỉnh của mắt bị suy giảm.
2. Mắt bị viễn thị đeo kính gì?
Kính viễn thị là một loại kính được thiết kế với thấu kính hội tụ giúp đưa hình ảnh của vật thể hiển thị đúng lên trên võng mạc, giúp cải thiện độ rõ nét và sắc nét khi nhìn. Để lựa chọn một chiếc kính viễn thị phù hợp, việc tới các bác sĩ chuyên khoa để được khám và tư vấn là rất quan trọng.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng đau mắt đỏ, nguyên nhân và cách chữa
Trẻ vô cùng háo hức khi có nhiều mẫu kính đẹp tại quầy kính TCI (minh họa)
Đối với những người có độ viễn trên +1.00 diop, việc đeo kính viễn thị là bắt buộc. Không đeo kính trong trường hợp này sẽ làm mắt phải điều chỉnh quá nhiều, dẫn đến tăng độ viễn nhanh chóng và gây ra các triệu chứng như mắt đỏ và khô.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp viễn nhẹ dưới +1.00 diop, việc đeo kính viễn không bắt buộc. Nhất là khi thị lực vẫn đảm bảo cho công việc hàng ngày mà mắt không gặp nhiều khó chịu. Trường hợp này có thể được tùy chọn, nhưng nên tiến hành kiểm tra thị lực thường xuyên để đảm bảo sự thoải mái khi sử dụng mắt trong thời gian dài.
3. Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất
Cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất như nào? Việc lựa chọn một bộ kính viễn thị phù hợp là vô cùng quan trọng đối với những người gặp vấn đề về thị lực. Có một số yếu tố cơ bản cần được xem xét khi chọn mắt kính. Cụ thể gồm: độ viễn, độ chiết suất (độ mỏng của kính), khả năng chống lóa, chống ánh sáng xanh và khả năng chống thấm nước của kính. Để tìm được kính viễn phù hợp, bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín.
>>>>>Xem thêm: Viễn thị là gì? Người bệnh có cần phải đeo kính viễn thị?
Cách chọn kính viễn thị tốt là nên chọn các thương hiệu tròng kính uy tín như Chemi (minh họa)
Hiện nay, có ba loại kính chính được sử dụng cho người viễn thị. Đó là kính gọng viễn thị, kính viễn áp tròng mềm và kính viễn thị áp tròng cứng. Mỗi loại kính này có những đặc điểm riêng biệt tùy thuộc vào nhu cầu và thị lực của người sử dụng.
3.1 Kính viễn thị có gọng
Kính gọng viễn thị tương tự như kính gọng cận thông thường. Tuy nhiên, chúng khác biệt ở chỗ chỉ có độ “+” và dành riêng cho người viễn thị.
*Ưu điểm của kính viễn thị (có gọng):
– Giá thành thấp hơn so với kính áp tròng khác. Đây là sự lựa chọn an toàn, phù hợp và tiết kiệm cho những người bị viễn thị.
– Kính gọng (viễn thị) không tiếp xúc trực tiếp với mắt. Từ đó cho phép dễ dàng tháo ra và đeo vào dễ dàng hơn kính áp tròng. Thậm chí không gây tình trạng khô mắt hay nhiễm trùng mắt.
*Nhược điểm của kính viễn thị (có gọng):
– Vấn đề về thẩm mỹ có thể là một rào cản đối với nhiều người. Tuy nhiên, thị trường hiện nay đã có nhiều loại kính gọng viễn thị được thiết kế với tính thẩm mỹ cao để giảm thiểu vấn đề này.
– Khi trời mưa, việc đeo kính gọng viễn thị có thể gặp khó khăn và không tiện lợi.
3.2 Kính áp tròng dạng mềm cho người viễn thị
Kính áp tròng mềm là kính có độ cong tương ứng với giác mạc của con người, ôm sát vào giác mạc.
*Ưu điểm:
– Thoải mái và gọn gàng hơn so với kính gọng viễn. Từ đó, giúp người đeo dễ dàng thích nghi và không gây khó khăn trong mọi thời tiết.
– Kính áp tròng hiện nay được thiết kế với nhiều màu sắc, tăng thẩm mỹ cho người đeo. Thậm chí, nó còn làm cho đôi mắt trở nên to và đẹp hơn thường ngày.
*Nhược điểm:
– Việc sử dụng kính áp tròng mềm ban đầu có thể khó khăn đối với người mới sử dụng và chưa quen việc đeo.
– Nếu không đeo kính đúng cách hoặc đeo quá lâu, có thể gây cộm mắt, khó chịu và gây tổn thương giác mạc.
– Giá thành của các loại kính áp tròng thường tương đối cao.
3.3 Kính áp tròng cứng viễn thị có tên gọi Ortho K
Kính Ortho-K – kính áp tròng cứng, là một loại kính đặc biệt được thiết kế để chỉ đeo ban đêm. Chức năng chính của nó là điều chỉnh độ cong giác mạc trong khi người đeo ngủ. Nhờ vào điều này, khi thức dậy vào buổi sáng, mắt sẽ có khả năng nhìn rõ cả vật ở gần và vật ở xa, ngay cả khi không đeo kính.
Ưu điểm của kính áp tròng cứng viễn thị (Ortho-K) bao gồm:
– Điều trị được cả 3 tật khúc xạ của mắt như viễn thị, cận, loạn.
– Chỉ cần đeo vào ban đêm, giúp hạn chế tình trạng khó chịu, khô mắt và nguy cơ nhiễm trùng mắt.
– Tăng cường thị lực hiệu quả hơn so với các loại kính gọng và kính áp tròng mềm.
*Nhược điểm:
– Giá thành cao hơn nhiều so với hai loại kính nêu trên, làm cho nó trở thành một lựa chọn tài chính không phải ai cũng có thể đáp ứng.
Ngoài ra, cũng có một số loại kính mắt khác như kính râm viễn thị và kính bơi viễn thị, được thiết kế phù hợp với từng hoàn cảnh và nhu cầu sử dụng của người dùng.
Kết luận
Hy vọng những thông tin về cách chọn kính viễn thị phù hợp nhất sẽ giúp bạn chọn được chiếc kính ưng ý. Đừng quên nếu có bất kỳ câu hỏi liên quan, hãy liên hệ ngay cho Thu Cúc TCI để được tư vấn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.