Trong các thể rối loạn nhịp tim, thì bệnh nhịp tim chậm có phần nguy hiểm hơn so với các bệnh còn lại. Vì vậy, trang bị kiến thức về tình trạng nhịp tim chậm cũng như cách chẩn đoán và điều trị có vai trò quan trọng. Cùng tìm hiểu những kiến thức về căn bệnh này qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh nhịp tim chậm điều ai cũng phải lo lắng
1, Nhịp tim chậm là bệnh gì?
Nhịp tim chậm là nhịp tim quá chậm so với nhịp tim bình thường. Nhịp tim thường dao động trong khoảng 60 và 100 lần một phút ở người lớn. Nếu nhịp tim ít hơn 60 lần một phút là nhịp tim chậm. Ai cũng có thể bị bệnh nhịp tim chậm, trong đó, hay gặp hơn cả là ở người cao tuổi và thanh niên hay chơi thể dục thể thao. Tuy nhiên, với những người hay chơi thể thao, nếu có nhịp tim chậm dưới 50 – 55 lần/phút và không có triệu chứng đi kèm thì không đáng ngại.
Nếu tim đập dưới 60 nhịp/phút thì có thể bạn đã bị rối loạn nhịp tim chậm.
2. Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nhịp tim chậm
Nhịp tim chậm sẽ làm cho quá trình bơm máu, oxy và dưỡng chất của tim đi nuôi cơ thể bị gián đoạn hoặc ảnh hưởng. Từ đó dễ gây ra một số triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, giảm khả năng vận động,… Nhiều trường hợp do máu lên não bị giảm nhiều có thể gây ngất, dẫn tới những di chứng nguy hiểm như đột quỵ, chấn thương sọ não, gãy xương…
Để tìm cách chữa bệnh chậm nhịp tim, ngoài việc phát hiện các triệu chứng sớm còn cần xác định rõ nguyên nhân. Bởi không phải ai bị nhịp chậm cũng đều có các triệu chứng rõ ràng. Không ít trường hợp không cảm thấy có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường.
Các chuyên gia về tim mạch cho biết nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh nhịp tim chậm là do các bệnh lý tại tim như:
– Bệnh lý van tim
– Thấp tim
– Bệnh tim thiếu máu cục bộ
– Bệnh cơ tim,…
Bên cạnh đó, yếu tố tuổi tác có thể làm một số tổ chức trong tim bị thoái hóa và suy yếu.
Ngoài nguyên nhân do tim, bệnh tim đập chậm cũng có thể xảy ra do một số bệnh lý như nhược giáp, tai biến mạch máu não, rối loạn điện giải, cường phó giao cảm,…
3. Nhịp tim chậm có sao không?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhịp tim chậm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, chẳng hạn như:
– Thường xuyên choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu
– Giảm huyết áp, đặc biệt nguy hiểm với bệnh nhân huyết áp thấp
– Suy tim bởi tim không có khả năng bơm đủ máu
– Ngừng tim đột ngột, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong
Do đó bạn tuyệt đối không được chủ quan khi phát hiện nhịp tim chậm. Nên thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và được tư vấn hướng xử trí phù hợp với bác sĩ chuyên khoa.
Tìm hiểu thêm: Xử trí nhanh cơn đau thắt ngực bất chợt
Nhịp tim chậm ở những người mắc bệnh huyết áp thấp là rất nguy hiểm.
4. Mối liên quan giữa nhịp tim chậm và huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhịp tim chậm. Theo đó, huyết áp sẽ giảm nhanh chóng nếu tim đập quá chậm, máu và chất dinh dưỡng không đủ để đưa đến nuôi não, tim cũng như các cơ quan khác.
Các bác sĩ khuyến cáo: Với những người bị huyết áp thấp, tình trạng tim đập chậm xảy ra thường xuyên sẽ rất nguy hiểm cần được xác định và điều trị.
5. Cách chẩn đoán và điều trị nhịp tim chậm
5.1 Chẩn đoán bệnh nhịp tim chậm
Để tầm soát và chẩn đoán rối loạn nhịp tim chậm, ngoài khám lâm sàng (bao gồm hỏi triệu chứng, bệnh sử, các thói quen, các loại thuốc đang sử dụng,… nghe tim, sờ tim…), các bác sĩ sẽ phải chỉ định tiến hành xét nghiệm chuyên sâu như:
– Điện tâm đồ
– Siêu âm tim
– Holter điện tâm đồ 24 giờ
– Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: chụp X-quang, CT, MRI,…
>>>>>Xem thêm: Các giai đoạn nhồi máu cơ tim Cấp – bán cấp và mạn tính
Khi thấy các dấu hiệu nhịp chậm như hoa mày, chóng mặt, hạ huyết áp,…. bạn cần đến ngay chuyên khoa tim mạch để được khám và điều trị sớm.
5.2 Điều trị bệnh nhịp tim chậm
Việc lựa chọn cách điều trị nhịp tim chậm sẽ dựa vào mức độ nặng nhẹ của triệu chứng và các nguyên nhân gây bệnh được chuẩn đoán.
Trường hợp nhịp chậm nhưng không có triệu chứng, không có biểu đặc biệt và sức khỏe bình thường thì không cần điều trị.
Bệnh nhân bắt buộc phải điều trị khi nhịp chậm kèm theo hạ huyết áp hoặc có các triệu chứng kể trên. Phương pháp điều trị chủ yếu là bằng thuốc hoặc các biện pháp tạo nhịp. Dù sử dụng phương pháp nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
Bên cạnh đó, bạn cần duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để phòng ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh nhịp tim chậm hiệu quả.
6. Ưu điểm khi điều trị nhịp tim chậm ở Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI
Chuyên khoa Tim mạch – Hệ thống Thu Cúc TCI là lựa chọn tin cậy để điều trị nhịp tim chậm của đông đảo người bệnh vì những ưu thế:
– Đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trong đó có thể kể đến Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Văn Quýnh – Chuyên gia Tim mạch với gần 40 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cao trong Quân đội.
– Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, có thể kể đến như hệ thống xét nghiệm tự động bằng robot, máy chụp MRI, CT, X-quang được trang bị ở các cơ sở
– Cơ sở vật chất tiện nghi, chăm sóc người bệnh chu đáo
– Sắp xếp lịch khám nhanh chóng, thuận tiện, bệnh nhân không phải chờ đợi lâu
– Áp dụng chính sách thanh toán theo bảo hiểm y tế, bảo hiểm bảo lãnh đúng quy định
7. Ý kiến người bệnh
Bác Nguyễn Thị Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Bác hay cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Ban đầu tưởng là bệnh về thần kinh nên tự ý đi mua thuốc uống nhưng uống mãi vẫn không đỡ. Sau đó bác bị ngất khi đang đi tập thể dục buổi sáng ở công việc. Đi cấp cứu và khám ở Bệnh viện Thu Cúc thì mới biết là bị nhịp tim chậm. May mắn được bác sĩ Quýnh khám và tư vấn dùng thuốc rất cẩn thận. Về nhà bác cũng nghe theo lời bác sĩ cố gắng điều chỉnh cách ăn uống, sinh hoạt nên đến nay nhịp tim đã ổn định, sức khỏe cũng tốt hơn nhiều.”
Tất cả những thông tin trong bài về bệnh nhịp tim chậm chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ nguyên nhân và có cách điều trị cụ thể.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.