Cách chữa cảm cúm cho trẻ 2 tuổi như thế nào mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất? Dù chỉ là một bệnh lý thông thường nhưng nếu trẻ mắc cảm cúm không được điều trị kịp thời, đúng cách thì bệnh rất dễ trở nặng, thậm chí biến chứng nguy hiểm. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giải đáp tới các bố mẹ cách điều trị bệnh cảm cúm cho bé 2 tuổi khoa học, mang lại hiệu quả tốt.
Bạn đang đọc: Cách chữa cảm cúm cho trẻ 2 tuổi khoa học, hiệu quả
1. Bệnh cảm cúm ở trẻ có thể tự khỏi không?
Cảm cúm là một bệnh thông thường, dễ gặp ở đối tượng trẻ nhỏ. Thực tế, bé mắc cảm cúm có thể tự khỏi bệnh sau từ 5 – 7 ngày nếu có được chăm sóc tốt.
Trẻ mắc cảm cúm có thể tự khỏi bệnh sau từ 5 – 7 ngày nếu có được chăm sóc tốt
Tuy nhiên, trong quá trình mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh nếu không được xử lý tốt rất dễ dẫn đến biến chứng nặng như: viêm phế quản, viêm phổi… Trẻ càng nhỏ thì bệnh biến chuyển càng nhanh. Do đó, khi nhà có con nhỏ mắc bệnh cảm cúm, các bố mẹ tuyệt đối không thể chủ quan.
Khi mắc cảm cúm, các bé 2 tuổi thường xuất hiện các triệu chứng như: nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, mệt mỏi, chán ăn, sốt… Nếu thấy con có biểu hiện bất thường về sức khỏe, thì bố mẹ có thể cho con nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ, chườm khăn ấm các vùng trán, bẹn, nách để giúp con hạ sốt. Trường hợp sau 2 ngày các triệu chứng cảm cúm của bé không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí tăng lên, bố mẹ nên chọn cho con đi khám bác sĩ.
2. Bố mẹ nên cho bé cảm cúm đi khám bác sĩ sớm để bệnh chóng khỏi
Dù là một bệnh đơn giản, thường gặp nhưng nếu bố mẹ chủ quan trong chăm sóc và điều trị bệnh cho con, trẻ cảm cúm vẫn có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Do đó, cách tốt nhất khi trẻ xuất hiện triệu chứng cảm cúm, bố mẹ hãy cho con đi khám bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Phỏng dạ ở trẻ nhỏ: Dấu hiệu bệnh và cách điều trị
Bố mẹ nên cho bé cảm cúm đi khám bác sĩ sớm để bệnh chóng khỏi
Tại bệnh viện Thu Cúc TCI, khi đến khám bé sẽ được bác sĩ xác định tình trạng bệnh, thể trạng hiện tại để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. Hơn thế, bác sĩ TCI còn tư vấn và hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc con tại nhà khoa học, giúp bệnh của bé chóng khỏi hơn.
Hầu hết trường hợp trẻ cảm cúm thông thường đều được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Để bé cảm cúm nhanh hết bệnh, ngừa tối đa nguy cơ biến chứng, bố mẹ hãy đảm bảo cho con tuân thủ đúng phác đồ điều trị từ bác sĩ. Bé cảm cúm cần được uống thuốc đủ liều và thời gian để hạn chế tối đa nguy cơ bệnh tái lại.
3. Cách chữa cảm cúm cho trẻ 2 tuổi cần chú ý vệ sinh mũi và chế độ đinh dưỡng cân bằng
3.1. Xịt rửa mũi cho bé bị cảm cúm
Việc vệ sinh mũi cho trẻ là một điều vô cùng cần thiết, đặc biệt trong trường hợp trẻ bị sổ mũi, nghẹt mũi do bệnh cảm cúm. Nhờ đó, bé cảm cúm cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn nhiều mỗi khi hô hấp và hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn trong đường thở.
Bố mẹ có thể rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc bằng dụng cụ rửa mũi chuyên dụng. Cách rửa mũi bằng nước muối sinh lý thì dễ làm hơn, không cần phải trang bị dụng cụ chuyên dụng.
Nếu chọn rửa mũi cho trẻ cảm cúm bằng nước muối sinh lý, bố mẹ có thể áp dụng theo các bước sau:
– Bước 1: Đặt bé nằm ngửa trên giường, và hơi nghiêng đầu bé về một bên. Dùng tay cố định đầu của bé để đảm bảo an toàn và thoải mái.
– Bước 2: Tiếp theo, đặt đầu lọ nước muối hoặc dụng cụ nhỏ vào lỗ mũi gần bé. Nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt nước muối vào mũi của bé để làm ẩm, giúp làm loãng các chất nhầy và dễ dàng hút chúng ra.
– Bước 3: Đợi trong khoảng 1-2 phút để nước muối thẩm thấu. Sau đó, sử dụng tăm bông hoặc khăn bông nhẹ nhàng để thấm nhẹ các chất nhầy bám trong lỗ mũi bé. Cần nhớ không nên ngoáy mạnh hoặc đưa tăm quá sâu vào trong mũi.
– Bước 4: Trong trường hợp mũi bé có nhiều chất nhầy bám đọng, sử dụng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để loại bỏ chúng. Hút nhẹ nhàng để tránh gây khó chịu cho bé.
– Bước 5: Cuối cùng, sử dụng khăn bông ẩm để lau khô vùng xung quanh mũi của bé.
Trong quá trình rửa mũi cho bé, bố mẹ hãy thao tác thật nhẹ nhàng. Như thế bé vừa cảm thấy thoải mái lại tránh nguy cơ bị tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
3.2. Kết hợp chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý
Việc bổ sung cho bé cảm cúm một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng là vô cùng quan trọng. Nhờ đó, bé có được thể trạng tốt nhất để chống lại bệnh, sức khỏe cũng nhanh hồi phục hơn.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Trẻ bị cảm cúm phải làm sao?
Bé cảm cúm cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng
Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường bằng cách tăng cữ bú lên. Không chỉ giàu dưỡng chất, sữa mẹ còn chứa nguồn kháng thể dồi dào giúp bé đánh bại virus gây cảm cúm. Muốn như vậy, mẹ cũng cần ăn nhiều, đủ chất để có nguồn sữa nhiều tốt cho con.
Với trẻ lớn hơn, đã ăn dặm, ngoài bú sữa mẹ hay uống sữa công thức, trẻ cần được cung cấp các bữa ăn đầy đủ, giàu dinh dưỡng mỗi ngày. Mẹ nên ưu tiên chế biến thức ăn dạng lỏng, mềm như cháo, súp, cá hấp, thịt băm… để bé cảm cúm dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Các bữa ăn của bé nên được cân bằng cả 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Các loại trái cây như cam, lựu, kiwi hay rau cải ngọt, bông cải xanh… đều giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp bé tăng sức đề kháng. Các thực phẩm như thịt bò, thịt gà, cá, đậu hũ… đều rất giàu đạm, hỗ trợ bé hồi phục sức khỏe tốt.
Điều quan trọng hơn là bố mẹ cần tuân thủ nguyên tắc vệ sinh và an toàn thực phẩm khi chuẩn bị và chế biến thức ăn bé. Hãy theo dõi tình trạng ăn uống của bé để điều điều chỉnh đồ ăn phù hợp nhất với nhu cầu của bé.
4. Tránh những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ tại nhà
Ngoài tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị từ bác sĩ, có chế độ dinh dưỡng phù hợp, bố mẹ cũng cần tránh những sai lầm hay mắc khi điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ. Mục đích nhằm giúp bệnh của bé chóng khỏi, ngừa nguy cơ biến chứng. Bố mẹ có thể tham khảo những sai lầm thường gặp khi điều trị bệnh cảm cúm cho trẻ tại nhà sau:
– Tự ý cho con dùng thuốc không có chỉ định từ bác sĩ.
– Cho bé dưới 1 tuổi mắc cảm cúm uống mật ong. Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bố mẹ chỉ nên cho các bé trên 1 tuổi mắc cảm cúm uống mật ong.
– Cho trẻ uống kháng sinh. Trẻ cảm cúm do virus, kháng sinh chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Vậy nên, việc cho trẻ cảm cúm uống kháng sinh là sự lạm dụng không cần thiết.
Trên đây, bài viết đã hướng dẫn bố mẹ cách chữa cảm cúm cho trẻ 2 tuổi khoa học, đảm bảo an toàn. Hy vọng bài viết đã mang tới cho bố mẹ nhiều thông tin hữu ích.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.