Cách chữa đau nhức xương cụt tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Bài viết sau sẽ giới thiệu tới bạn đọc một số phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị đau xương cụt.
Bạn đang đọc: Cách chữa đau nhức xương cụt được áp dụng phổ biến
Cách chữa đau nhức xương cụt tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng.
Cách chữa đau xương cụt
Thuốc
– Thuốc giảm đau kháng viêm (NSAID)
Nếu cơn đau nhức xương cụt chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, điều trị bằng thuốc giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng. Một loại thuốc giảm đau mà người bệnh có thể được chỉ định sử dụng để chữa đau nhức xương cụt là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bên cạnh tác dụng giảm đau, thuốc còn giúp giảm viêm ở vùng xung quanh xương cụt. NSAID có hiệu quả cao nhất khi dùng thường xuyên hơn là chỉ dùng khi triệu chứng gây đau đớn.
Một số người không thể dùng được NSAID vì bị dị ứng hoặc có nguy cơ cao bị loét dạ dày. Trong trường hợp này bác sĩ có thể chỉ định sử dụng paracetamol thay thế.
Nếu cơn đau nhức xương cụt chỉ ở mức độ nhẹ hoặc trung bình, điều trị bằng thuốc giảm đau giúp làm giảm các triệu chứng.
– Các loại thuốc giảm đau khác
Nếu bị đau nhức xương cụt nghiêm trọng hoặc kéo dài, một loại thuốc giảm đau mạnh là tramadol có thể được dùng để điều trị. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón, đau đầu và chóng mặt.
Tramadol thường chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn vì nó có thể gây nghiện. Nếu phải sử dụng lâu dài, liều dùng sẽ phải được giảm dần trước khi ngừng hẳn.
Tiêm
Tiêm là cũng là một cách chữa đau nhức xương cụt khá phổ biến nếu thuốc giảm đau không hiệu quả. Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào lưng dưới của người bệnh để giảm đau. Các loại thuốc tiêm dược sử dụng có thể là:
– Tiêm Corticosteroid
Corticosteroid làm giảm viêm (sưng) và đau. Đôi khi, corticoid được kết hợp với gây tê cục bộ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Tiêm Corticosteroid làm giảm các triệu chứng của đau nhức xương cụt, mặc dù hiệu ứng chỉ có thể kéo dài trong vài tuần. Tiêm corticosteroid quá nhiều còn có thể gây tổn hại xương cụt, vì vậy bạn chỉ có thể áp dụng phương pháp điều trị này một lần hoặc hai lần/năm.
Tìm hiểu thêm: Bí quyết giảm đau lưng người mệt mỏi cho dân văn phòng
Bác sĩ có thể tiêm thuốc vào lưng dưới của người bệnh để giảm đau.
– Ức chế các cụm dây thần kinh
Các cụm dây thần kinh bên cạnh xương cụt truyền tín hiệu đau. Tiêm thuốc tê tại chỗ ức chế các cụm dây thần kinh này giúp ngăn chặn chúng truyền tín hiệu đau. Cách chữa trị này có thể có tác dụng vĩnh viễn ở một số người. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp khác, cơn đau sẽ trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng nhưng với mức độ ít nghiêm trọng hơn.
Khác với tiêm Corticosteroid, phương pháp này được đánh giá là an toàn, do đó có thể áp dụn nhiều lần, lặp đi lặp lại mà không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
– Tiêm các khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu gồm hai khớp nối giữa đoạn thấp nhất của cột sống là khối xương cùng cụt và phần sau của xương chậu. Nếu viêm hoặc chấn thương ở 2 khớp cùng chậu là nguyên nhân gây đau nhức xương cụt, người bệnh có thể dược điều trị bằng cách tiêm trực tiếp Corticosteroid và thuốc gây tê cục bộ vào hai khớp này.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là cách chữa đau nhức xương cụt không phổ biến và chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị nêu trên đều thất bại.
Người bệnh sẽ được phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc hoàn toàn xương cụt, tùy theo tình trạng cụ thể. Các cơ bắp, gân và dây chằng gắn vào xương cụt được gắn lại vào các bộ phận khác của xương chậu để tiếp tục duy trì chức năng.
>>>>>Xem thêm: Phòng khám cơ xương khớp Hà Nội đáng tin cậy
Phẫu thuật là cách chữa đau nhức xương cụt không phổ biến và chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại.
Biến chứng thường gặp nhất của phẫu thuật cắt bỏ xương cụt là nhiễm trùng hậu phẫu. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến do xương cụt nằm cạnh trực tràng và hậu môn, làm cho nó dễ dàng bị lây nhiễm vi khuẩn từ khu vực này.
Nhiễm trùng ở mức độ nhẹ có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể cần phải phẫu thuật bổ sung để loại bỏ hoặc sửa chữa các mô bị ảnh hưởng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.