Cách chữa đau răng sâu ở trẻ em

Sâu răng là bệnh răng miệng phổ biến số 1 ở trẻ em gây ra nhiều phiền toái. Khi bé bị sâu răng, cha mẹ nên làm gì? Dưới đây là những thông tin hữu ích và một số cách chữa đau răng sâu ở trẻ em, cha mẹ không nên bỏ qua.

Bạn đang đọc: Cách chữa đau răng sâu ở trẻ em

1. Những ảnh hưởng của sâu răng tới sức khỏe của trẻ

Cách chữa đau răng sâu ở trẻ em

Sâu răng là bệnh lý răng miệng phổ biến ở trẻ

Trẻ bị sâu răng là điều rất thường gặp bởi những đặc điểm răng đang phát triển hoàn thiện cũng như những thói quen, sở thích phổ biến ở trẻ như: thích ăn đồ ngọt, hay ăn vặt và việc vệ sinh răng miệng hằng ngày chưa được đúng cách. Nhất là đối với trẻ từ 2 – 6 tuổi, tình trạng sâu răng phổ biến hơn cả bởi độ tuổi răng sữa rất dễ bị vi khuẩn trong miệng tấn công.

Sâu răng gây ra một loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ như:

1.1 Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe răng miệng của trẻ

Chức năng ăn nhai bị giảm do sự nhạy cảm của răng sâu khi tiếp xúc với các đồ ăn nóng, lạnh hoặc có tính cay; lực ăn nhai yếu đi bởi men răng bị mài mỏng bởi vi khuẩn tấn công.

1.2 Gây khó chịu

Điều này do những mảnh vụn thức ăn liên tục bị đọng lại tại các lỗ răng sâu. Sâu răng ở trẻ em thường xuất hiện ở thân răng và bề mặt răng với dấu hiệu điển hình là những lỗ tròn to dần, màu đen. Tại các vị trí này, thức ăn liên tục bị nhồi nhét và đọng lại, tiếp tục là món thức ăn béo bở cho vi khuẩn. Thức ăn đọng lại bị phân hủy gây mùi khó chịu cho khoang miệng. Nhất là tại thân răng, thức ăn bị dắt khiến trẻ có cảm giác vướng víu và có xu hướng đưa tay lấy ra, vô tình làm tổn thương nướu, lợi.

1.3  Những cơn đau răng tăng dần mức độ

Sâu răng càng trở nên nghiêm trọng, những cơn đau răng ập tới càng nhanh hơn. Cảm giác đau buốt cho thấy sâu răng đã ăn sâu tới phần tủy răng và gây viêm. Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có khả năng phải nhổ bỏ răng hoàn toàn.

2.Cách chữa đau do sâu răng ở trẻ em

Tìm hiểu thêm: Răng trong cùng hàm dưới bị sâu – Nguyên nhân và Điều trị

Cách chữa đau răng sâu ở trẻ em

Súc miệng nước muối là một trong các phương pháp chữa đau răng sâu ở trẻ em hiệu quả

Vậy khi phát hiện con bị sâu răng, cha mẹ cần làm gì để giúp ngăn chặn tình trạng này? Có rất nhiều cách chữa đau răng sâu cho trẻ em và quá trình thực hiện cũng hết sức đơn giản. Cha mẹ có thể tham khảo ngay những biện pháp sau đây:

2.1. Súc miệng nước muối loãng giảm cơn đau

Nước muối được các chuyên gia khuyến cáo nên pha loãng  và sử dụng súc miệng hằng ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Không chỉ với mục đích bảo vệ vùng hầu họng, mà đối với răng miệng cũng vô cùng có ích trong việc phòng bệnh.

Đối với trẻ bị sâu răng, nước muối loãng phần nào giúp làm sạch vi khuẩn đang hoành hành trong khoang miệng của trẻ, từ đó mà phát huy tác dụng giảm đau. Trẻ có thể súc miệng nước muối vài lần trong ngày sau mỗi bữa ăn để làm sạch khoang miệng, hạn chế sâu răng phát triển.

2.2. Súc miệng bằng oxy già

Có thể ba mẹ chưa biết nước oxy già 3% giúp diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Nếu bé xuất hiện cơn đau răng thì ngoài nước muối có thể sử dụng oxy già 3% súc miệng, vi khuẩn được tiêu diệt khá đáng kể và trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu tức khắc. Lưu ý sau khi súc miệng bằng oxy già cần hướng dẫn bé súc miệng lại bằng nước sạch.

2.3. Sử dụng các loại thực vật có tính kháng sinh

Cách chữa đau răng sâu ở trẻ em

>>>>>Xem thêm: Viêm lợi trùm răng khôn và những biến chứng nguy hiểm gây ra

Nhiều ba mẹ dùng gừng giã dập để giảm đau sâu răng cho trẻ

Sử dụng các loại thực vật thảo dược là biện pháp rất quen thuộc được nhiều cha mẹ truyền nhau. Song do đặc tính của mỗi loại khác nhau, cơ địa của từng trẻ khác nhau và mức độ sâu răng cũng khác nên không phải lúc nào phương pháp này cũng được áp dụng thành công. Cha mẹ cần cẩn trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ một cách kỹ lưỡng khi sử dụng cho trẻ nhé:

– Dùng gừng tươi giảm đau: Gừng tươi có tính khám viêm rất tốt, sâu răng nhẹ có thể dùng gừng tươi dã nát để đắp vào vị trí sâu răng. Tuy nhiên gừng có vị vay nên cần cân nhắc khi sử dụng cho trẻ.

– Dùng tỏi giã nát: Tỏi có tính hăng, cũng là một loại củ có kháng sinh mạnh. Dùng tỏi giã dập đắp vào răng sâu có thể giúp diệt khuẩn.

– Sử dụng nước cốt chanh: Nước cốt chanh có vị chua, kháng khuẩn. Ngoài ra, nó cũng có thể sử dụng tương tự như 2 cách trên. Tuy nhiên không nên lạm dụng vì chanh có tính axit có thể làm men răng bị ăn mòn.

Với những mẹo nêu trên, cha mẹ tuyệt đối không nên áp dụng với tình trạng sâu răng nặng, đã bị hở tủy vì có thể gây nhiễm trùng cho bé.

2.4. Thực hiện chườm lạnh cho trẻ

Sử dụng đá lạnh cho vào túi chườm ngoài má tại vị trí đau răng cho bé. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp co mạch máu tại chỗ đau, từ đó sẽ làm dịu cơn đau cho trẻ. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tức thời và vẫn cần thiết phải điều trị cho trẻ.

3. Điều trị dứt điểm sâu răng ở trẻ

Cần lưu ý rằng do cơ địa từng bé khác nhau. Vì vậy, những phương pháp trên không cam kết mang lại hiệu quả tuyệt đối. Để an toàn và hiệu quả nhất vẫn là đưa bé tới các nha khoa uy tín để điều trị. Bác sĩ nha khoa sẽ giúp thăm khám và chẩn đoán mức độ sâu răng. Từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Trong trường hợp nhẹ, vết sâu răng sẽ được làm sạch và trám lại.

Trong trường hợp nặng có cần điều trị tủy các bác sĩ sẽ đánh giá có thể bảo tồn tủy hay không, có cần nhổ bỏ răng sâu để tránh ảnh hưởng tới các răng còn lại hay không. Việc điều trị răng sâu cho bé cần thực hiện sớm khi phát hiện. Bởi vì điều trị sớm sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Chính vì vậy khi thấy các dấu hiệu sâu răng hãy kiểm tra răng miệng.

Tuy nhiên, sâu răng không giống nhiều bệnh lý có thể sinh miễn dịch chống tái nhiễm sau một lần mắc. Đây là bệnh lý có thể lặp đi lặp lại nhiều lần nếu không giữ gìn vệ sinh răng miệng. Chính vì vậy, điều quan trọng nhất sau khi điều trị sâu răng chính là giúp bé duy trì được thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày và nhận thức đúng về việc bảo vệ răng miệng khỏe mạnh. Ngoài ra, ba mẹ cần duy trì thói quen đưa trẻ kiểm tra chăm sóc sức khỏe răng miệng định kỳ. Hãy thực hiện từ 4 – 6 tháng một lần nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *