Cách chữa mất ngủ đêm khá đa dạng, người bệnh cần kết hợp thực hiện nhiều phương pháp điều trị với nhau để đạt hiệu quả cao.
Bạn đang đọc: Cách chữa mất ngủ đêm tốt cho sức khỏe
1. Mất ngủ đêm là bệnh gì?
Mất ngủ là trạng thái trằn trọc, ngủ không đủ, không sâu giấc, gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thời gian hợp lý để lên giường là từ 9 – 10h tối. Lúc này, cơ thể sẽ vào giấc khoảng 1 – 2 tiếng sau đó.
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày giúp các cơ quan trong cơ thể có đủ thời gian hoàn thành nhiệm vụ thải độc, giúp cơ thể khỏe mạnh và giữ tinh thần thoải mái hơn. Áp dụng các cách chữa mất ngủ đêm không dùng thuốc này, sau một thời gian cơ thể của bạn sẽ hình thành thói quen ngủ hợp lý và lành mạnh.
Mất ngủ đêm là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi
2. Mất ngủ đêm do đâu?
Mất ngủ đêm thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là:
2.1. Áp lực, căng thẳng
Chứng mất ngủ có thể xuất hiện khi bạn gặp áp lực trong học tập, công việc, gia đình hay xã hội. Căng thẳng kéo dài khiến bộ não phải hoạt động liên tục, làm cho hệ thần kinh trung ương cảm thấy hưng phấn khiến giấc ngủ trở nên khó khăn hơn.
Bên cạnh đó, cơ thể ở trạng thái stress quá mức dẫn tới hệ thần kinh phóng thích ra nhiều nội tiết tố như cortisol, adrenalin… giúp cơ thể có thể kích ứng tốt hơn. Nếu các tác động này diễn ra với cường độ cao, liên tục kéo dài sẽ gây ức chế, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất ngủ về đêm.
2.2. Thay đổi nội tiết tố
Chứng mất ngủ đêm thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, đang mang thai hoặc sau khi sinh. Đây là những thời kỳ nội tiết tố phụ nữ bị thay đổi thất thường. Một số nghiên cứu cho biết, rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, gây ra tình trạng đau khớp, căng thẳng, lo âu… Đây cũng là nguyên nhân dễ làm cho cho phụ nữ bị mất ngủ đêm.
2.3. Thói quen ngủ thiếu khoa học
– Thường xuyên thức khuya, dẫn tới ngủ không đủ giấc.
– Sử dụng các thiết bị điện tử ảnh hưởng đến thời gian và chất lượng giấc ngủ.
– Vận động quá mức cần thiết trước giờ đi ngủ.
– Sử dụng rượu bia, cà phê, trà trước lúc đi ngủ.
– Sắp xếp không gian ngủ thiếu sạch sẽ, nhiều ánh sáng và tiếng ồn.
– Ăn quá no hoặc dùng các món khó tiêu trước khi ngủ.
Tìm hiểu thêm: Đột quỵ là gì? 5 dấu hiệu cảnh báo đột quỵ
Ăn quá nhiều vào buổi tối khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
2.4. Mắc một số bệnh lý
– Các bệnh lý như tiểu đêm, gout, viêm khớp, trào ngược dạ dày – thực quản, khó thở… có thể là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ đêm.
– Tình trạng khó ngủ hoặc mất ngủ cũng có thể là triệu chứng nhận biết bệnh thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn lo âu, trầm cảm… Do đó, khi nhận thấy triệu chứng mất ngủ kéo dài, bạn nên tìm gặp các bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
3. Cách chữa mất ngủ đêm tốt cho sức khỏe
3.1. Cách chữa mất ngủ đêm: Vệ sinh giấc ngủ
Vệ sinh giấc ngủ được khuyến nghị nhằm thúc đẩy giấc ngủ đạt chất lượng tốt hơn. Đây là phương pháp giúp bệnh nhân có thể cải thiện rối loạn giấc ngủ, giúp giấc ngủ ngon hơn. Việc vệ sinh giấc ngủ nếu không thực hiện tốt có thể dẫn đến tình trạng rối loạn giấc ngủ tiên phát.
Một số phương pháp vệ sinh giấc ngủ có thể áp dụng là:
– Thức giấc đúng một giờ hàng ngày.
– Giới hạn thời gian nằm ở trên giường trước khi ngủ.
– Không dùng các chất kích thích ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như trà, cà phê, thuốc lá, rượu…
– Thực hiện các bài tập thể dục sôi động vào sáng sớm và tập các bài vận động thư giãn đầu óc và cơ bắp vào buổi tối hàng ngày.
– Tránh xa các sự kiện, sự việc gây kích thích, thay thế vào đó là nghe đài, xem tivi hay đọc sách.
– Massage hoặc ngâm chân bằng nước ấm khoảng 20 phút trước giờ đi ngủ.
– Ăn vào một giờ nhất định, không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ.
– Tạo điều kiện không gian phòng ngủ thoải mái.
3.2. Cách chữa mất ngủ đêm: Liệu pháp tâm lý
Phương pháp tâm lý có vai trò rất quan trọng trong điều trị bệnh mất ngủ mãn tính. Thư giãn đơn giản bằng cách: ngồi thiền, yoga, luyện khí công, tập dưỡng sinh… giúp chữa trị chứng mất ngủ hiệu quả.
Bên cạnh đó, một số loại thức ăn bổ dưỡng để điều trị mất ngủ như bột yến mạch, trà hoa cúc, thịt gà vào bữa tối, nước mật ong ấm trước khi ngủ… Đây là cách giúp giấc ngủ ngon hơn.
3.3. Cách chữa mất ngủ đêm bằng thuốc Tây y
Sử dụng các loại thuốc hướng thần cũng là phương pháp tối ưu để có thể điều trị được rối loạn giấc ngủ tiên phát và thứ phát. Với mỗi nguyên nhân khác nhau, việc điều trị cụ thể bằng thuốc cũng khác nhau. Điều trị bằng thuốc Tây y có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, người bệnh cần được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa.
>>>>>Xem thêm: Bệnh rối loạn tiền đình điều trị như thế nào?
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị mất ngủ đúng chuẩn.
3.4. Cách chữa mất ngủ đêm bằng thuốc Đông y
Một số loại thảo dược đông y có tác dụng hoạt huyết, dưỡng não, thông mạch, bổ huyết giúp người bệnh khắc phục những triệu chứng mất ngủ.
– Bài thuốc từ củ gừng: Gừng là nguyên liệu mà hầu hết các gia đình đều có. Ngâm chân bằng nước gừng vào mỗi buổi tối sẽ thư giãn kinh mạch thư giãn, giúp giấc ngủ ngon hơn.
– Bài thuốc từ hạt Sen: Hạt Sen có chất kiềm và glucose thơm với tác dụng an thần, kích thích tuyến tụy tiết insulin giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Cháo hạt Sen, chè hạt Sen hoặc canh hạt Sen là cách chữa mất ngủ đêm hiệu quả, không cần dùng thuốc được nhiều người lựa chọn.
– Bài thuốc từ cây Lạc Tiên: Trong cây Lạc Tiên có nhiều thành phần hoạt chất an thần nhẹ như: sulphate ester, cyanohydrin glycoside, passiflorin… Người bị mất ngủ có thể phơi khô cây này hãm với trà để uống hoặc luộc, nấu canh như các món ăn bình thường khác.
Tuy nhiên các phương pháp này chỉ mang tính chất hỗ trợ, khó điều trị được bệnh lý căn nguyên hoặc các rối loạn tâm lý tâm thần đồng mắc. Nếu bị mất ngủ kéo dài, người bệnh nên thăm khám tại chuyên khoa Nội Thần kinh để bác sĩ chẩn đoán và điều trị mất ngủ về đêm đúng cách nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.