Viêm loét hành tá tràng là căn bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp gây nhiều bất cập cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy cách chữa viêm loét hành tá tràng như thế nào vẫn luôn là sự quan tâm của nhiều người bệnh.
Bạn đang đọc: Cách chữa viêm loét hành tá tràng – những điều cần lưu ý
1. Tổng quan về bệnh viêm loét hành tá tràng
1.1. Hành tá tràng và bệnh viêm loét hành tá tràng là gì?
Hành tá tràng là phần trên của tá tràng, là nơi tiếp xúc đầu tiên và là nơi chịu tác động nhiều của axit dạ dày, khi chất nhầy ở lớp niêm mạc dạ dày và hàm lượng axit trong dạ dày bị mất cân bằng, lượng axit sẽ tăng lên gây ra các vết loét. Đồng thời, enzyme tiêu hóa mạnh từ tuyến tụy đổ xuống ruột non ngay tại vị trí hành tá tràng là nguyên nhân gây viêm loét hành tá tràng
1.2. Nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét hành tá tràng
Bệnh viêm loét hành tá tràng hay viêm loét dạ dày hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP): Đây là nguyên nhân được các bác sĩ nhận định là yếu tố hàng đầu gây nên bệnh viêm loét hành tá tràng. Dạ dày tiết ra một loại axit có vai trò tiêu hóa thức ăn, để dạ dày không bị ảnh hưởng với axit thì đồng thời dạ dày cũng có một lớp chất nhầy để trung hòa axit, trong trường hợp vi khuẩn HP trú ngụ lâu ngày lớp chất nhầy mất dần đi sẽ hình thành nên viêm loét hành tá tràng.
Tìm hiểu thêm: Thời gian của ca mổ ruột thừa và các phương pháp
Sử dụng thuốc aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong một thời gian dài mà không có chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng nào của bác sĩ, khiến axit dạ dày ngày càng tác động nhiều vào hành tá tràng gây ra viêm loét.
Nguyên nhân thứ ba có thể kể đến là do chế độ sinh hoạt. Người mắc bệnh thường xuyên ăn uống không lành mạnh, sử dụng rượu bia, chất kích thích, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh… Ngoài ra còn ăn uống không đủ bữa, đúng bữa hay ăn đêm, ăn không nhai kỹ làm quá tải chức năng hoạt động của dạ dày.
Sức khỏe về tinh thần cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến mắc viêm loét hành tá tràng. Nếu một người luôn chịu nhiều áp lực thường xuyên, căng thẳng kéo dài dẫn đến nhiều cơn đau co thắt ở vùng bụng thì có thể mắc bệnh viêm loét hành tá tràng.
2. Cách chữa viêm loét hành tá tràng
2.1 Cách chữa viêm loét hành tá tràng bằng phương pháp điều trị nội khoa
Do là căn bệnh phổ biến về đường tiêu hóa nên nhiều người cũng quan tâm về cách chữa viêm loét hành tá tràng sao cho bệnh khỏi hoàn toàn để tránh mắc nhiều biến chứng nguy hiểm nếu để tái diễn lâu dài. Phương pháp chữa trị điển hình của viêm loét hành tá tràng là điều trị nội khoa với mục đích là làm giảm yếu tố gây loét, tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc và diệt trừ Helicobacter pylori (nếu có).
– Giảm yếu tố gây loét bằng cách sử dụng thuốc ức chế và thuốc trung hòa axit dạ dày – tá tràng (axit clohydric) trở về trong khoảng 0,0001 – 0,001 mol/l, độ pH khoảng 3 – 4.
– Tăng cường yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng cách sử dụng thuốc để kích thích sự tái sinh của tế bào niêm mạc dạ dày đồng thời tăng cường củng cố hàng rào bảo vệ dạ dày, tá tràng ngăn ngừa tác động của axit lên dạ dày nói chung và hành tá tràng nói riêng.
– Diệt trừ vi khuẩn HP nếu mắc viêm loét hành tá tràng hay viêm loét dạ dày do loại vi khuẩn này bằng cách sử dụng thuốc kháng sinh diệt trừ vi khuẩn HP với phác đồ được chỉ định bởi bác sĩ.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu trào ngược dạ dày để lâu có sao không?
Một số lưu ý khi điều trị nội khoa cho bệnh viêm loét hành tá tràng bằng thuốc:
- Khi áp dụng cách chữa viêm loét hành tá tràng dùng thuốc, người bệnh phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để tránh xảy ra các hiện tượng kháng thuốc gây khó khăn và không đạt kết quả điều trị như mong muốn
- Lưu ý tuyệt đối không dùng thêm bất kỳ loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
- Mỗi đợt điều trị chỉ kéo dài 4 đến 8 tuần, trường hợp có thể kéo dài hơn sẽ được chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ tùy vào tình trạng và các yếu tố tác động trong thời gian khám chữa bệnh.
- Bệnh nhân sau mỗi đợt điều trị cần nên nội soi lại để đánh giá được chính xác tình trạng của bệnh để tiếp tục duy trì hoặc sử dụng phương pháp chữa trị mới.
- Bệnh chỉ phẫu thuật khi có dấu hiệu biến chứng hoặc không có kết quả khi sử dụng cách điều trị nội khoa cho viêm loét hành tá tràng hay viêm loét dạ dày
2.2. Cách chữa viêm loét hành tá tràng – Những vấn đề cần lưu ý
Ngoài sử dụng các thuốc nêu trên, để việc điều trị viêm loét hành tá tràng hay viêm loét dạ dày nói chung mang lại hiệu quả cao, bạn cũng cần lưu ý 1 số vấn đề như sau:
– Khi ăn nên nhai kỹ, tránh ăn các thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
– Ăn uống đúng bữa đủ bữa, hạn chế ăn đêm
– Duy trì thói quen ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya
– Luôn suy nghĩ tích cực, giảm căng thẳng, stress bằng cách hoạt động thể dục, thể thao
– Người đang mắc bệnh hoặc có những triệu chứng của bệnh nên hạn chế và ngừng sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích…
– Hạn chế ăn đồ ăn chua, cay thường xuyên
– Duy trì uống thuốc theo đơn, và hướng dẫn sử dụng của bác sĩ đúng giờ, đúng liều lượng.
Cùng kết hợp 2 phương pháp này sẽ giúp bệnh thuyên giảm đáng kể, mang lại nhiều cơ hội chữa trị thành công, tránh gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài như chảy máu trong, nhiễm trùng. Ngoài ra áp dụng cách chữa trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ còn nhanh chóng làm giảm thời gian và chi phí điều trị cho người bệnh.
Những thắc mắc về cách chữa viêm loét hành tá tràng đều đã được giải đáp thông qua bài viết trên, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với cơ thể và tình trạng bệnh, đặc biệt nên đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị hợp lý kịp thời.