Cách chữa viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Cách chữa viêm phế quản mạn tính như thế nào là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm, tìm hiểu. Đây là bệnh lý về đường hô hấp khá phổ biến, có thể tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Do đó việc phát hiện và điều trị đúng phương pháp, kịp thời sẽ mang lại hiệu quả cao.
Viêm phế quản mạn tính gặp chủ yếu ở người lớn, nhất là người cao tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng khi thay đổi thời tiết bệnh dễ xuất hiện hoặc tái phát. Bệnh có thể đưa đến một số biến chứng nguy hiểm. Để có cách chữa viêm phế quản mạn tính phù hợp cần hiểu đúng nguyên nhân.

Bạn đang đọc: Cách chữa viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe


Nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính

Viêm phế quản mạn tính là do mất cân bằng giữa cơ chế bảo vệ của cơ thể và yếu tố độc hại của môi trường. Giai đoạn đầu của viêm phế quản mạn tính là suy yếu lớp nhầy bảo vệ phế quản (lớp nhầy lông) từ đó dẫn đến nhiễm trùng, xuất tiết nhiều, gây tắc nghẽn và hậu quả là làm mất bù tim phổi.

Cách chữa viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Viêm phế quản mạn tính là bệnh khá phổ biến ở đường hô hấp nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Ngoài ra, nguyên nhân gây viêm phế quản mạn tính còn do môi trường bị ô nhiễm, hút thuốc lá, thuốc lào hay nhiễm trùng đường hô  hấp do vi sinh vật (vi khuẩn, vi nấm, virus) rất dễ gây viêm phế quản cấp. Viêm phế quản cấp do nhiễm trùng, nếu không được điều trị dứt điểm rất có thể trở thành viêm phế quản mạn tính.
Một số yếu tố như: di truyền, tuổi tác cao, sức đề kháng kém hoặc thời tiết lạnh (mùa đông, đầu xuân…), yếu tố cơ địa (cơ địa dị ứng) hoặc môi trường sống chật chội, ẩm thấp, thiếu vệ sinh, khí hậu ẩm ướt… có thể làm gia tăng tỉ lệ mắc viêm phế quản mạn tính.
Bệnh viêm phế quản mạn tính nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây những biến chứng như bội nhiễm phổi (viêm phổi thùy, áp-xe phổi, lao phổi), giãn phế nang, tâm phế mạn, khí phế thũng gây suy hô hấp cấp, suy tim

Cách chữa viêm phế quản mạn tính

Để điều trị viêm phế quản mạn tính cần dựa vào các nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần điều trị sớm ngay từ khi mắc viêm phế quản cấp để bệnh không tiến triển thành mạn tính.

Tìm hiểu thêm: Bệnh suy hô hấp ở người già đường hô hấp

Cách chữa viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

Người bệnh có thể sử dụng thuốc để chữa trị bệnh viêm phế quản mạn tính

Trong trường hợp bệnh đã chuyển thành mạn tính cần được khám bệnh và điều trị tích cực không để bệnh chuyển sang giai đoạn tắc nghẽn hoặc nhầy mủ.
Trong chữa trị viêm phế quản mạn tính, tùy theo từng giai đoạn có thể phải dùng thuốc long đờm (acetylcystein, bromhexi…), thuốc giãn phế quản, đồng thời chống viêm xuất tiết, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh…
Việc dùng thuốc nào với liều lượng ra sao cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ. Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc về chữa viêm phế quản tại nhà. Cần tuân thủ theo đúng đơn thuốc, liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày. Đây cũng là cách chữa viêm phế quản mạn tính hiệu quả, ngăn bệnh tái phát trở lại.
Người bệnh cần tránh hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tránh hít phải khói thuốc thụ động, đeo khẩu trang khi làm việc ở những môi trường độc hại, khói bụi, ô nhiễm…

Cách chữa viêm phế quản mạn tính ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

>>>>>Xem thêm: Giãn phế quản có biểu hiện gì?

Cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách điều trị để cải thiện sớm bệnh (ảnh minh họa)

Cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt vùng cổ để không bị nhiễm lạnh khi thời tiết chuyển mùa.
Tích cực bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết và vận động hàng ngày nhằm tăng cường sức khỏe.
Khi thấy các dấu hiệu viêm phế quản, người bệnh cần đi khám ngay. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có chuyên khoa Hô hấp với đội ngũ bác sĩ giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại. Người bệnh có thể đi khám và điều trị viêm phế quản mạn tính tại bệnh viện để cải thiện nhanh chóng tình trạng sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *