Nếu bạn đang tìm cách chữa viêm ruột giảm hẳn các triệu chứng bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì xem ngay bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Cách chữa viêm ruột hiệu quả không phải ai cũng biết
1. Cách chữa viêm ruột hiệu quả
Mục tiêu chính của điều trị viêm ruột là giảm tình trạng viêm, sau đó là giảm các triệu chứng, ngăn biến chứng và giúp người bệnh duy trì chế độ dinh dưỡng tốt.
1.1 Cách chữa viêm ruột bằng thuốc
Thuốc được sử dụng để chữa viêm ruột thường gồm thuốc chống viêm, thuốc ức chế miễn dịch, corticosteroid, sinh học và kháng sinh. Một số loại thuốc được dùng rộng rãi cho bệnh viêm đường ruột bao gồm:
1.1.1 Thuốc chữa bệnh
– Steroid: Giảm viêm toàn bộ cơ thể, tuy nhiên có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đổ mồ hôi ban đêm, tăng động, mất ngủ, mặt sưng húp… Ngoài ra còn có các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như huyết áp cao, tiểu đường, loãng xương, đục thủy tinh thể, gãy xương, tăng nhãn áp, tăng khả năng nhiễm trùng.
– Thuốc ức chế miễn dịch: Chất này ức chế hệ thống miễn dịch, giảm viêm. Thường được sử dụng ở người bệnh tái phát khi ngừng sử dụng steroid.
– Thuốc kháng sinh: Tiêu diệt vi khuẩn ở những vùng ruột kích thích. Đây là thuốc có thể được chỉ định khi có áp xe và lỗ rò.
– Sinh học: Kháng thể đơn dòng nhắm vào hệ thống miễn dịch – cụ thể là yếu tố hoại tử khối u. Thường được kê đơn cho bệnh viêm đường ruột từ trung bình đến nặng và không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác.
1.1.2 Thuốc giảm các triệu chứng
– Thuốc chống tiêu chảy: Hoạt động bằng cách làm chậm các cơn co thắt (chuyển động của cơ) trong ruột, khiến thức ăn di chuyển chậm hơn. Thuốc có thể hữu ích khi bị tiêu chảy mà không nhiễm trùng.
– Thuốc nhuận tràng: Như thuốc Movicol có thể giảm tình trạng táo bón bằng cách làm tăng lượng nước trong ruột già, khiến phân mềm dễ đi hơn.
– Thuốc giảm đau: Như Paracetamol có thể sử dụng để kiểm soát cơn đau. Nên tránh dùng các loại thuốc chống viêm không steroid vì có thể khiến bệnh viêm đường ruột trầm trọng hơn.
– Thuốc chống co thắt: Giảm chứng chuột rút và co thắt bằng cách thư giãn các cơ. Thuốc được khuyên dùng phổ biến cho những người có triệu chứng viêm ruột giống với hội chứng ruột kích thích.
Cách chữa viêm ruột chủ yếu điều trị theo triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng
Hiện nay chưa có cách chữa viêm ruột bằng thuốc đặc hiệu. Các phương pháp điều trị chủ yếu tập trung điều trị triệu chứng, giảm nguy cơ biến chứng. Trước khi dùng thuốc điều trị, cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Tùy theo từng giai đoạn và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị phù hợp.
Các ca viêm ruột nhẹ có thể điều trị ngoại trú, tuy nhiên trong trường hợp bệnh nặng thì phải nhập viện. Điều trị bệnh thường khá phức tạp và dễ tái phát, bởi vậy nên người bệnh phải hợp tác theo chỉ định của bác sĩ.
1.2 Cách chữa viêm ruột tại nhà
– Bổ sung vitamin D: Người bị viêm ruột thường bị thiếu hụt vitamin D. Theo nghiên cứu, bổ sung vitamin D hợp lý giúp người bệnh ít mệt mỏi hơn, cải thiện thể chất và tinh thần.
– Chế độ ăn uống phù hợp: Hiện chưa có bằng chứng bất kỳ thực phẩm nào cải thiện viêm đường ruột, tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn như rượu bia, thuốc lá.
– Tập thể dục: Duy trì lối sống lành mạnh rất quan trọng để kiểm soát bệnh viêm đường ruột, kể cả khi bệnh đã thuyên giảm trong thời gian dài. Thường xuyên tập thể dục, tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ cải thiện thể chất mà còn kiểm soát mức độ căng thẳng.
Tìm hiểu thêm: Hội chứng ruột kích thích: Chẩn đoán và điều trị
Chế độ ăn uống, sinh hoạt,… giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm ruột
2. Nguyên nhân gây bệnh viêm ruột
Hiện nay vẫn chưa xác định rõ ràng nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, có một số yếu tố được xem như nguyên nhân khởi phát viêm ruột:
2.1 Yếu tố di truyền
Nếu trong gia đình có người từng bị viêm ruột thì nguy cơ của thành viên khác sẽ cao hơn. Có khoảng 5 – 20% số người mắc viêm ruột có người thân cấp 1 từng mắc bệnh. Ngoài ra còn một số yếu tố rủi ro trong di truyền khác. Di truyền là một trong những nguyên nhân khởi phát viêm ruột, tuy nhiên không thể dựa vào yếu tố này để dự đoán ai mặc bệnh Crohn.
2.2 Yếu tố môi trường
Bên cạnh di truyền, yếu tố môi trường cũng được xem là nguyên nhân khởi phát viêm ruột. Một số ảnh hưởng của môi trường lên con người như:
– Chế độ ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, chất béo có thê rlafm tăng nguy cơ viêm ruột.
– Chế độ ăn kiêng và căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột.
– Đặc trưng khí hậu: Người sống ở miền Bắc có nguy cơ mắc viêm ruột cao hơn so với những người ở miền Nam.
2.3 Bất thường trong hệ thống miễn dịch
Cơ chế miễn dịch bình thường của cơ thể là tấn công và tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, các vi sinh vật khác… từ bên ngoài vào cơ thể. Tuy nhiên trong một số trường hợp hệ miễn dịch bất thường, các tế bào trong hệ tiêu hóa lại bị tấn công thay vì các tác nhân gây hại khác. Điều này dẫn tới viêm mãn tính, loét, dày lên ở thành ruột và cuối cùng là viêm ruột.
>>>>>Xem thêm: 5 Cách giảm đau dạ dày khẩn cấp từ tự nhiên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm ruột
3. Cách chữa viêm ruột và phòng bệnh tại nhà
Viêm ruột là bệnh có diễn biến phức tạp, dai dẳng và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bên cạnh các cách chữa viêm ruột, chúng ta nên chủ động phòng ngừa bệnh bằng các phương pháp sau:
– Rửa tay với xà phòng sau khi đi vệ sinh, trước khi nấu ăn
– Uống nước đun sôi để nguội, không uống các loại nước không đảm bảo vệ sinh như nước giếng, nước suối… trực tiếp
– Hạn chế đồ uống có cồn, thuốc lá..
Nhiễm trùng đường tiêu hóa có thể gây viêm ruột. Cần cẩn trọng trong lựa chọn, chế biến thực phẩm và thường xuyên sát khuẩn để phòng bệnh. Khi mắc bệnh, người bệnh nên tuân theo cách chữa viêm ruột theo lời khuyên của bác sĩ để sớm cải thiện tình trạng.
Tùy từng giai đoạn, tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp. Các ca viêm ruột nhẹ có thể điều trị ngoại trú, nặng cần nhập viện. Người bệnh cũng nên tầm soát đường tiêu hóa định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ mắc phải các bệnh tiêu hóa khác và phát hiện sớm nếu viêm ruột có biến chứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.