Cách đặt vòng cho phụ nữ như thế nào, có phức tạp không là băn khoăn của nhiều chị em trước khi lựa chọn phương pháp tránh thai này. Hãy tìm hiểu thông tin mà chúng tôi cung cấp ở bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cách đặt vòng cho phụ nữ như thế nào?
Cách đặt vòng cho phụ nữ như thế nào, có phức tạp không là băn khoăn của nhiều chị em
Cách đặt vòng cho phụ nữ thế nào?
Đặt vòng tránh thai giúp ngăn tinh trùng xuất hiện ở buồng trứng cũng như ngăn không cho trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung phát triển thành bào thai mà hoàn toàn không ảnh hưởng đến quá trình giao hợp. Đây là phương pháp tránh thai cho hiệu quả khá cao, lên đến 96-97%, có hiệu quả ngay sau khi đặt vòng và kéo dài đến 5 năm.
Cách đặt vòng tránh thai đơn giản, không quá khó chịu.
– Bước 1: Trước khi đặt vòng, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám phụ khoa loại trừ trường hợp viêm nhiễm vùng kín, phụ nữ đang mang thai. Đặt vòng tác dụng phụ sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập vào sâu trong âm đạo, chính vì thế nếu đang bị viêm nhiễm phụ khoa, thủ thuật này có thể gây nhiễm trùng nặng hơn ở cơ quan sinh sản bên trong.
– Bước 2: Bác sĩ sẽ tư vấn về các ưu nhược điểm của phương pháp tránh thai bằng đặt vòng, dùng thước đo tử cung, xác định vị trí, chiều dài buồng tử cung, đưa nhẹ vòng tránh thai qua cổ tử cung, đến định vị ở buồng tử cung để chọn loại vòng thích hợp.
– Bước 3: Vòng được gấp nhỏ, cho vào ống bằng chất dẻo đưa vào cổ tử cung, ấn piston của ống, đẩy vòng vào tận cuối tử cung, định vị tại buồng tử cung Sau đó vòng mở ra và bác sĩ lấy ống khỏi âm đạo.
– Bước 4: Trên vòng tránh thai có 2 sợi dây cước ở chân vòng, giúp xác định vòng định vị không. Sau khi đặt vòng tại buồng tử cung, phần dây cước nằm trong âm đạo, bác sĩ sẽ cắt bớt sợi dây đi, tránh vướng và bất tiện trong giao hợp. Sợi dây sau khi cắt chỉ dài khoảng 3-4 cm, định vị tại cùng đồ sau âm đạo.
Tìm hiểu thêm: Giảm ngay 50% nguy cơ chết vì ung thư khi làm 5 việc này
Cách đặt vòng tránh thai đơn giản, không quá khó chịu.
– Bước 5: Sau khi đặt xong, chị em nằm nghỉ ngơi khoảng 10 phút theo dõi xem có phản ứng gì không. Sau đó, bác sĩ sẽ siêu âm để xác định chính xác vị trí vòng tại buồng tử cung, kê đơn thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng, thuốc giảm đau chống co thắt và cho bạn lịch hẹn tái khám. Thông thường, tái khám lần đầu sẽ từ 2 – 4 tuần sau khi đặt vòng, bác sĩ siêu âm kiểm tra vị trí của vòng trong lòng tử cung. Tái khám lần sau được thực hiện khoảng 3-6 tháng/ lần.
Thời điểm đặt vòng tránh thai tốt nhất ?
Thời điểm đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngày thứ 3 sau khi sạch kinh. Lúc này, cổ tử cung mở, dễ đưa vòng tránh thai vào buồng tử cung hơn.
Với phụ nữ sinh thường, ít nhất cần sáu tuần sau sinh mới đặt vòng; với phụ nữ sinh mổ, thời gian sẽ muộn hơn, ít nhất là 6 tháng sau sinh. Đây là thời gian cần thiết để toàn bộ tử cung được hồi phục hoàn toàn.
Những chị em hút thai, uống thuốc phá thai, nếu muốn đặt vòng thì cần phải đợi đến chu kỳ kinh về bình thường.
Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai
– Trong tuần đầu đặt vòng tránh thai, nên nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng tránh đi lại nhiều đảm bảo vòng tránh thai được ở vị trí ổn định tại buồng tử cung.
– Sau khi đặt vòng, có thể gặp một số phản ứng phụ như ra máu âm đạo trong khoảng 4 – 7 ngày, bụng dưới đau tức, hoa mắt… Nếu biểu hiện nhẹ, và giảm triệu chứng trong vài ngày thì không đáng lo lắng. Nhưng khi thấy đau bụng nhiều, cảm giác đau chói khi ấn vào bụng, ra máu nhiều ở âm đạo nhiều, người mệt mỏi, sốt, tiểu khó chịu, hoặc kiểm tra không thấy dây vòng.. thì nên đến bệnh viện để kiểm tra, và xử trí thích hợp.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: đẻ mổ 38 tuần có phải sinh non hay không?
Trước khi đặt vòng, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám phụ khoa loại trừ trường hợp viêm nhiễm vùng kín, phụ nữ đang mang thai.
Cách đặt vòng cho phụ nữ khá nhanh chóng đơn giản, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên thực hiện tại cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc là địa chỉ thực hiện thủ thuật đặt vòng được đông đảo chị em tin chọn. Chị em trước khi đặt vòng sẽ được bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe cẩn thận, thực hiện thủ thuật đặt vòng nhanh chóng, chính xác.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.